DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Xi măng Vinacomin: Tân binh mới xung trận

18/04/2011 - 11:57 SA

Quý I/2011, xi măng (XM) Tân Quang và Quán Triều đưa sản phẩm ra thị trường, cùng với XM La Hiên hợp nhất trong thương hiệu XM Vinacomin, công suất hiện có của 3 nhà máy đạt 3 triệu tấn/năm.
Mặc dù được xem là tân binh mới trong làng XM nhưng XM Vinacomin dường như có nhiều lợi thế hơn so với những tân binh khác.

Điều dễ nhận thấy là XM La Hiên đã có mặt trên thị trường vào năm 1995 với công suất khiêm tốn của một dây chuyền XM lò đứng 300 ngàn tấn sản phẩm/năm. Không đi vào các công trình lớn, XM La Hiên chủ yếu tiêu thụ trong khối dân sinh và chiếm thị phần nhất định tại địa bàn Thái Nguyên. Khi hợp nhất trong thương hiệu Vinacomin thì ít nhất XM La Hiên cũng đã đặt một dấu chấm trong vấn đề định vị thương hiệu với người tiêu dùng. Sau đó, La Hiên có thêm dây chuyền 2 với công suất 700 ngàn tấn/năm đã đi vào hoạt động vào cuối năm 2009.

Lợi thế của Vinacomin còn ở nguyên liệu đầu vào của XM Quán Triều, đó là nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu đá vôi tận thu trong quá trình khai thác than tại vỉa 16 của mỏ than Khánh Hòa (Thái Nguyên), làm giảm chi phí khai thác vận chuyển nguyên liệu, góp phần không nhỏ trong việc giảm giá thành sản phẩm. Theo tính toán thì giá thành cho mỗi tấn đá nguyên liệu đầu vào chỉ bằng ¼ giá mua của mỗi tấn đá thông thường. Hơn thế nữa, suất đầu tư cho mỗi dây chuyền của Vinacomin thấp hơn so với mặt bằng đầu tư chung. XM Tân Quang có công suất 1 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, XM Quán Triều công suất 1 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng. Trong khi đó, suất đầu tư bình quân cho các loại dây chuyền tương tự tùy thuộc vào công nghệ sẽ vào khoảng từ 1.700 - 2.500 tỷ đồng. Không chỉ dừng lại ở lợi thế về nguyên liệu đầu vào và suất đầu tư, Vinacomin đầu tư các nhà máy bằng vốn tự có và vốn huy động, vốn vay đều bằng VNĐ nên không bị áp lực bởi trượt giá ngoại tệ.

Mặc dù mới ra đời nhưng chất lượng sản phẩm của XM Vinacomin được kiểm soát nghiêm ngặt và được thị trường chấp nhận, tin dùng. Đối với vấn đề phát triển thị trường, Vinacomin thể hiện sự “biết mình, biết ta”, thay vì tập trung cho các nhà phân phối chính, Vinacomin triển khai hàng trăm đại lý lớn nhỏ tùy thuộc theo nhu cầu và địa bàn. Hệ thống này không chỉ triển khai việc bán hàng rộng khắp mà còn quảng bá thương hiệu của tân binh mới trong làng XM này.

Đối với vấn đề nhiên liệu đầu vào, nếu như nhiều nhà máy đang lên cơn sốt vì thiếu điện và nguồn than không ổn định thì XM Vinacomin sẽ không thiếu than bởi chiến lược của TCty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc là “kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than”. Trong điều kiện hiện nay thì việc chủ động và ổn định được nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất XM cũng là một lợi thế không nhỏ. Như vậy, dù mới gi nhập thị trường nhưng lợi thế để sản xuất kinh doanh của XM Vinacomin là không thể phủ nhận.

PT_Theo Trung Kiên,baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng