DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Công trình xây dựng phải được chứng nhận an toàn chịu lực

18/04/2011 - 11:03 SA

Từ 01/6/2011, các công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa đều bắt buộc phải thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng. Đây là quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Cụ thể, các công trình đó là: Công trình công cộng (nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, cửa hàng mua bán, nhà hàng, sân vận động, nhà thi đấu, trụ sở các cơ quan, nhà ga, bưu điện…); công trình công nghiệp dầu khí; công trình hạ tầng kỹ thuật (đập thủy lợi, thủy điện, đường cao tốc, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, cầu, hầm giao thông…).

Ngoài ra, nhà chung cư từ cấp 2 trở lên và nhà ở riêng lẻ tại đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1 nghìn m2 trở lên, hoặc có chiều cao từ sáu tầng trở lên (tính cả tầng hầm) cũng là những công trình bắt buộc phải kiểm tra, chứng nhận an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng.

Nội dung kiểm tra chứng nhận gồm:

Kiểm tra công tác quản lý chất lượng: Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng công trình có liên quan; trình tự, thủ tục về lập, phê duyệt dự án đầu tư, quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư; trình tự, thủ tục về thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế; các chứng chỉ chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị; kết quả thí nghiệm vật liệu, kết quả thí nghiệm kiểm định, phúc tra (nếu có); biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn và hoàn thành công trình;

Kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng so với tiêu chuẩn khảo sát và nhiệm vụ khảo sát; Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước, 1 bước) so với yêu cầu thiết kế, điều kiện địa chất, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho công trình.

Kiểm tra chất lượng thi công xây dựng: Kiểm tra bản vẽ thi công xây dựng công trình được chủ đầu tư phê duyệt; kiểm tra trực tiếp, đánh giá chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị, sản phẩm đúc sẵn được sử dụng cho công trình; kiểm tra chất lượng thi công xây dựng bộ phận công trình, hạng mục công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng; kiểm tra chất lượng thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật của công trình, đánh giá sự phù hợp chất lượng so với thiết kế được duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng; kiểm tra, chứng kiến thử tải, vận hành thử công trình, hạng mục công trình được chứng nhận; kiểm tra các số liệu và kết quả quan trắc và biểu hiện bên ngoài của kết cấu.

Đối với trường hợp chứng nhận an toàn chịu lực thì đối tượng kiểm tra chỉ tập trung vào bộ phận công trình, kết cấu chịu lực khi bị phá hoại có thể gây thảm hoạ. Nếu các công trình không đạt yêu cầu này thì tổ chức chứng nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu về quyết định của mình. Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình vi phạm các quy định chứng nhận an toàn chịu lực trên ngoài việc bị xử lý hành chính còn có thể bị tạm ngừng khai thác sử dụng công trình hoặc không được đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đối với tổ chức kiểm định, tổ chức chứng nhận vi phạm sẽ loại khỏi danh sách công bố các tổ chức kiểm định, tổ chức chứng nhận trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2011 và thay thế Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng; Điều 5, Điều 6 Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng; điểm b, khoản 2, Điều 4 và Điều 8 Thông tư số 35/2009/TT-BXD. Các công trình đang được thực hiện chứng nhận theo quy định của Thông tư 16/2008/TT-BXD vẫn tiếp tục được thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2008/TT-BXd

PT_theo Thư Kỳ,baoxaydung


Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng