DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thông tin Bất động sản

Bất động sản 24h: Cảnh giác với chiêu rao bán căn hộ tiêu chuẩn Mỹ, Nhật

31/08/2016 - 10:45 CH

Hà Nội tổng kiểm tra vi phạm trật tự xây dựng, đất đai từ 1/9; Tăng cường kiểm soát vốn vay dự án bất động sản cao cấp; Cảnh giác với chiêu rao bán căn hộ tiêu chuẩn Mỹ, Nhật; Bà Rịa - Vũng Tàu: 170 dự án chậm triển khai do thiếu vốn... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
>> Bất động sản 24h: Bắt đầu thanh tra đất đai với quy mô lớn trên cả nước
>> Bất động sản 24h: Giá bán căn hộ sẽ tăng từ 5-7% mỗi năm

TIN TỨC - THỊ TRƯỜNG

Hà Nội tổng kiểm tra vi phạm trật tự xây dựng, đất đai từ 1/9: Thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày mai (1/9) sẽ tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng và công tác quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.

Theo Quyết định số 4679/QĐ-UBND vừa ban hành, Hà Nội sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn 10 quận, huyện, bao gồm: Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì.

Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày 1/9 đến 15/10/2016.

Trình Thủ tướng phương án lấy đất quân sự mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất:

doithuong247
Nhà ga Tân Sơn Nhất.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và môi trường, UBND TP.HCM và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng việc sử dụng khu đất quốc phòng phía Tây cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (khoảng 21 ha) để đầu tư nâng cao năng lực khai thác sân đỗ tàu bay, đường lăn và nhà ga, nâng công suất hệ thống nhà ga hành khách đạt khoảng 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Ngoài việc xem xét sử dụng đất quốc phòng, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Tăng cường kiểm soát vốn vay dự án bất động sản cao cấp: Trước dự báo thị trường bất động sản có khả năng sẽ dư thừa nguồn cung căn hộ cao cấp và thiếu nguồn cung nhà bình dân, Bộ Xây dựng nêu đề xuất kiểm soát tín dụng bất động sản cao cấp.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng tăng cường kiểm soát việc cho vay đối với các dự án đầu tư nhà ở thương mại cao cấp, khu nghỉ dưỡng, Điều này vừa đảm bảo cung ứng đủ vốn để triển khai dự án, đồng thời phải kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, kiểm soát dư nợ tránh tăng nợ xấu vượt ngưỡng cho phép.

Cùng với các kiến nghị liên quan đến vốn cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời các chủ đầu tư dự án bán nhà khi chưa đủ điều kiện theo quy định; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về các dự án đã đủ điều kiện bán nhà cũng như các dự án đang bán nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định để người dân biết, tránh rủi ro khi mua nhà.

Đất nền, nhà phố - điểm nhấn của thị trường BĐS tháng 7: Báo cáo Thị trường Bất động sản (BĐS) tháng 7-2016 của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, nhìn toàn cảnh thị trường BĐS tháng 7 không có nhiều thay đổi. Điểm nhấn chính vẫn là giá các phân khúc tiếp tục nhích lên, trong đó nhu cầu và lượng tiêu thụ tăng ở phân khúc tầm trung, giảm ở sản phẩm cao cấp.

doithuong247
Nhiều chủ đầu tư chạy đua phát triển dự án nhà phố thương mại. Ảnh minh họa

Trong tháng 7 thị trường tiếp tục ghi nhận sự tăng giá của hầu hết các phân khúc như căn hộ, nhà phố, đất nền, biệt thự… Giá căn hộ tại một số dự án chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp và trung cấp có mức tăng rõ rệt hơn cả, khoảng 4 – 6% tại các dự án đã hoàn thiện.

Cũng theo Hiệp hội BĐS, điểm nhấn của thị trường thời gian qua đến từ phân khúc đất nền, nhà liền thổ.

Về phân khúc đất nền, trong tháng vẫn tiếp tục ghi nhận nguồn cung chào bán của các các dự án Cát Tường Đức Hòa, Phú Đông Him Lam (TP.HCM); Khu đô thị Phú Lương, dự án Nam An Khánh (Hà Nội), Khu đô thị Mỹ Phước 4 (Bình Dương)…

Ngoài việc nguồn cung liên tục gia tăng, giá bán của phân khúc này cũng đang trên đà tăng lên khoảng 20 – 40%. Đối với các dự án dọc tuyến metro TP.HCM, tàu điện trên cao tại Hà Nội, gần các dự án lớn, cơ sở hạ tầng hoàn thiện và tiện ích đầy đủ giá có thể tăng mạnh khoảng 45% - 50%.

Phân khúc nhà phố thương mại cũng trên đà tăng giá do nhu cầu săn tìm mua nhà phố tại TP.HCM trong thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh. Theo ghi nhận, hiện tại mức giá nhà phố đã tăng 4-12% so với năm ngoái tùy theo vị trí, khu vực, cấp nhà, diện tích...

Cảnh giác với chiêu rao bán căn hộ tiêu chuẩn Mỹ, Nhật: Môi giới quảng cáo bán căn hộ tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, Hàn… tràn lan nhưng hầu như không có chủ đầu tư nào cam kết trong hợp đồng rằng, khi giao nhà, dự án sẽ được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn như quảng cáo. Điều này đặt khách hàng trước nhiều rủi ro nếu không tỉnh táo.

Môi giới quảng cáo bán căn hộ tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, Hàn… tràn lan nhưng chủ đầu tư không cam kết chất lượng căn hộ chuẩn như quảng cáo.

Trước những lời quảng cáo hoa mỹ về căn hộ tiêu chuẩn Mỹ, Nhật, Đức, Hàn, theo các chuyên gia bất động sản khuyến cáo: khách hàng mua nhà quảng cáo theo các tiêu chuẩn ngoại phải cẩn trọng với môi giới "bơm thổi" mà không đưa ra được cơ sở để chứng minh. Bên cạnh đó, khách hàng nên chọn những đơn vị chủ đầu tư, phân phối có uy tín, để hạn chế thấp nhất rủi ro. Ngoài ra, có thể nhờ cậy luật sư hoặc chuyên gia nhiều kinh nghiệm, tư vấn thêm về hợp đồng, để không chịu cảnh "bút sa gà chết".

Đặc biệt, người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác và tỉnh táo, phải chú ý tới các vấn đề: Uy tín của chủ đầu tư; lời cam kết của môi giới phải đi đôi với thể hiện ở nhà mẫu, thể hiện trên thực tế ở những công trình tiện ích, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đúng như trong quy hoạch, thiết kế được duyệt; khi nhận nhà cũng phải đúng như nhà mẫu đã tham quan; đọc kỹ hợp đồng bởi vì đôi khi hợp đồng đặt cọc với hợp đồng chính thức có sự thay đổi, có chủ đầu tư sẽ công bố minh bạch, nhưng có chủ đầu tư sẽ lập lờ.

Có 4 yếu tố cần lưu ý trước khi mua căn hộ chung cư: Thứ nhất là vị trí có thuận tiện cho công việc hay không, phải có hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, không kẹt xe, ngập lụt. Thứ 2 là mặt bằng phải hợp lý, tránh trường hợp chung cư có sảnh tầng quá bí, không có nắng gió chiếu rọi vào. Thứ 3 là vật liệu xây dựng bao gồm những gì và thứ 4 là tiến độ dự án cũng như thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư.

BĐS Tây Bắc TPHCM: Cung không đủ cầu: Làn sóng dịch chuyển thị trường bất động sản sang khu vực Tây Bắc TP.HCM đã hình thành từ 2 năm trở lại đây và ngày càng vươn lên bức phá mạnh mẽ, đặc biệt là phân khúc đất nền, nhà phố. Điều này sớm được các chuyên gia dự đoán bởi khu vực Tây Bắc TP.HCM có những lợi thế cạnh tranh nhất định. Đặc biệt là tình hình ngập trên diện rộng tại các khu dân cư trong thời gian gần đây.

doithuong247
Phối cảnh dự án cát Tường Phú Sinh về đêm

Cách trung tâm thành phố 30km, Tây Bắc TP.HCM sở hữu vị trí dễ dàng kết nối giao thông về miền Tây, miền Đông Nam Bộ, cửa khẩu biên giới nước bạn Campuchia một cách nhanh chóng và thông suốt bởi xung quanh dự án là các tuyến đường: Tỉnh Lộ 824, Tỉnh Lộ 10, Quốc Lộ 22…

Sự khác biệt đặc thù của khu Tây Bắc TP.HCM so với khu Đông – Nam là nơi đây có nguồn lao động nhập cư lớn, tốc độ gia tăng dân số nhanh, với nhu cầu ở thực cao vì thế phân khúc sản phẩm giá trung bình trên dưới 500 triệu đồng hiện có sức mua lớn. Chưa kể, định hướng phát triển đô thị Tây Bắc TP.HCM trở thành khu công nghiệp tập trung của thành phố tại cửa ngõ Tây Bắc. Một số KCN nổi trội như: KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Đức Hòa 2, 3 tại Long An,… dự kiến sẽ thu hút thêm khoảng 70.000 lao động.

Tuy nhiên, nêu như khu Đông, Nam TPHCM hàng loạt dự án đất nền, chung cư được triển khai trong thời gian qua thì khu vực Tây Bắc số lượng dự án lại quá khan hiếm, không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

THÔNG TIN DỰ ÁN

Khởi công dự án 40 triệu USD tại Khu Công nghệ cao quận 9: Hôm qua (30/8), Công ty cổ phần Công viên Sài Gòn Silicon đã khởi công xây dựng dự án Saigon Silicon City Center tại Khu Công nghệ cao, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Tp.HCM.

Đây là tòa nhà trung tâm nghiên cứu và phát triển của dự án Saigon Silicon City, được xây dựng trên khuôn viên 11.368 m2 với tổng đầu tư 480 tỷ đồng.

Saigon Silicon City Center sẽ là nơi nghiên cứu, phát triển công nghệ, kết nối cộng đồng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ công nghệ cao của người Việt Nam ở nước ngoài, các tập đoàn quốc tế về hợp tác, nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng chuyển giao công nghệ.

Dự án Saigon Silicon City được mệnh danh là "thung lũng Silicon" của Tp.HCM được động thổ vào ngày tháng 11/2015. Dự án có tổng số vốn khoảng 860 tỷ đồng, (tương đương 40 triệu đô la Mỹ) do Công ty Cổ phần Công viên Sài gòn Silicon làm chủ đầu tư.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 170 dự án chậm triển khai do thiếu vốn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trên địa bàn tỉnh còn 170 dự án chậm triển khai, trong đó có nhiều dự án kéo dài hàng chục năm trời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân cũng như sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phần lớn trong số đó là dự án du lịch, đất đai đều nằm ở vị trí “đắc địa”.
 
doithuong247

Tính đến thời điểm này, trên toàn tỉnh có 138 dự án chậm triển khai và 32 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng các nhà đầu tư chưa triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai thực hiện.

Trong đó có 38 dự án thuộc lĩnh vực nhà ở, 22 dự án trong khu công nghiệp, 78 dự án bên ngoài khu công nghiệp. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân là đa số các chủ đầu tư thiếu vốn, không đủ năng lực triển khai dự án, hoặc cố tình chờ, chuyển nhượng dự án để thu lợi, không hợp tác với dân trong đền bù giải phóng mặt bằng…

Theo ông Nguyễn Hữu Lợi, phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nguyên nhân chậm là do có nhà đầu tư được giao một lúc quá nhiều dự án nhưng lại không có năng lực tài chính để triển khai. Cá biệt, có nhà đầu tư xin dự án để chuyển nhượng thông qua việc mua bán doanh nghiệp, góp vốn, tách hợp doanh nghiệp.

Trong khi việc thẩm định, sàng lọc những nhà đầu tư có năng lực tài chính còn hạn chế, vì chủ yếu dựa vào hồ sơ doanh nghiệp cung cấp mà thiếu xác minh thực tế.

Nguy cơ trở lại thế kẹt của các dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội: Việc chuyển đổi sang nhà ở xã hội từng được các doanh nghiệp bất động sản xem như là “phao cứu sinh”, giúp dự án của mình hồi sinh và doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn trong giai đoạn thị trường trầm lắng. Tuy nhiên, sau khi gói 30.000 tỷ đồng dừng ký mới từ 31/3/2016, những dự án này có nguy cơ trở lại thế kẹt.

Điển hình trong số đó là các dự án: DA Bright City của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long - một trong những dự án nhà ở xã hội trọng điểm của UBND TP. Hà Nội. Năm 2013, dự án gây bất ngờ với việc xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội và được UBND TP. Hà Nội chấp thuận. Tuy nhiên, khi chưa đi được hết chặng đường, dự án này bỗng dưng rơi vào thế “kẹt” khi gói 30.000 tỷ đồng tạm dừng giải ngân hồi tháng 3/2016.

Cũng giống như Bright City, Bamboo Garden cũng là dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội từ tháng 5/2013 theo Quyết định số 3870/UBND-QHXDGT của UBND TP. Hà Nội. Dự án Bomboo Garden được chủ đầu tư triển khai nhanh, dù vậy, ngay khi chuẩn bị mở bán, dự án này cũng gặp phải thế “khó” khi gói 30.000 tỷ đồng dừng giải ngân, khiến thanh khoản không được tốt.

Không chỉ Bright City, Bamboo Garden, hầu hết các dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội cũng đều rơi vào tình trạng tương tự, chẳng hạn như Dự án 143 Trần Phú (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà, hay dự án số 30 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy của CTCP Đầu tư xây dựng và Thương mại Bắc Hà…

Ngoài 24 dự án bất động sản đã được chấp thuận chuyển đổi từ năm 2013, vẫn còn có tới hơn 60 dự án nhà ở thương mại cũng đăng ký chuyển đổi sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 40 căn, chưa kể đến số dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ để được xem xét vay gói 30.000 tỷ đồng trước đây.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng