DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Ngành xi măng Việt Nam và vấn đề xuất khẩu (P2)

24/06/2015 - 01:41 CH

Hiện nay, ngành xi măng của Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước sản xuất nhiều xi măng trên Thế giới. Cả nước hiện có 74 dây chuyền sản xuất xi măng, tổng công suất thiết kế khoảng hơn 77,36 triệu tấn.
>> Ngành xi măng Việt Nam và vấn đề xuất khẩu (P1)

Xuất khẩu xi măng trước đến nay vẫn được xem như giải pháp tình thế của ngành xi măng Việt Nam. Câu hỏi đặt ra với ngành xi măng là làm sao để xuất khẩu xi măng hiệu quả và bền vững thì Việt Nam vẫn còn đang thiếu một chiến lược cụ thể.

2. Công tác quản lý phát triển xi măng của Việt Nam

Trước thời điểm này 16/5/2005 nước ta có 13 dây chuyền sản xuất với tổng công suất 18,06 triệu tấn xi măng/năm và 57 dây chuyền với tổng công suất 4,25 triệu tấn/năm.

Ngày 16/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch 108). Quyết định này đã tạo điều kiện cho ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, đến năm 2010 tổng sản lượng xi măng sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu về xây dựng. Quy hoạch 108 đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành và có tác động tích cực đến công cuộc xây dựng nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung.


mới đầu tư phải có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên nhiên liệu.

Giai đoạn từ năm 2010 về trước nguồn cung xi măng không đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước nên hàng năm phải nhập khẩu 3,5 – 4,5 tấn clinker để đảm bảo xi măng cho thị trường trong nước. Do đó nhà nước đã có chính sách để có nhiều nhà đầu tư sản xuất xi măng đáp ứng nhu cầu trong nước phục vụ xây dựng đất nước và giảm bớt được nguồn ngoại tệ do phải nhập khẩu clinker.

Ngày 29/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp Xi măng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch 1488). Quyết định này đã tạo điều kiện cho ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

3. Thực trạng quy mô công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam

Nhờ có Quy hoạch xi măng mà ngành công nghiệp sản xuất xi măng của nước ta phát triển mạnh mẽ, ngang tầm với các nước phát triển trên Thế giới, với công nghệ sản xuất xi măng lò quay hiện đại, đã từng bước xóa bỏ công nghệ lạc hậu.

Về công nghệ sản xuất, các dây chuyền sản xuất xi măng được đầu tư theo công nghệ lò quay phương pháp khô, đây là loại hình công nghệ tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, tùy theo xuất xứ thiết bị và quy mô công suất, suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng và các chỉ tiêu môi trường có khác nhau.

Về quy mô công suất, trong số các nhà máy, dự án đi vào vận hành từ năm 2011 – 2015, các dây chuyền có công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày chủ yếu là các dây chuyền chuyển đổi từ lò đứng sang lò quay, các dây chuyền đầu tư mới có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên. Đã có dây chuyền sản xuất với công suất 10.000 tấn clinker/ngày (tương đương 3,6 triệu tấn/năm).

Về khai thác mỏ, đa số các nhà máy có quy mô công suất lớn đều có công nghệ khai thác mỏ hiện đại, theo phương pháp cắt tầng. Việc khai thác mỏ đã gắn kết với việc bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái. Cũng còn một số nhà máy có quy mô công suất nhỏ, đa phần thuộc khối tư nhân còn sử dụng công nghệ khai thác thủ công, lạc hậu, hiệu suất sử dụng tài nguyên chưa cao. Những công nghệ này đang được các chủ đầu tư cải tiến, nâng cấp hoặc sẽ bị đình chỉ trong năm tới.

Về tiêu hao năng lượng và bao vệ môi trường, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường của các nhà máy xi măng ngày càng được các cơ quan chức năng giám sát thường xuyên và xử lý kịp thời theo quy định Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn về bảo vệ môi trường. Trong quan điểm phát triển của Quy hoạch chưa đề cập đến các chỉ tiêu bắt buộc về công nghệ, đến Quy hoạch 1488 quan điểm phát triển đã quy định chi tiết đưa ra các tiêu chí công nghệ tiên tiến mà tất cả các dự án đầu tư đều phải thực hiện như:

- Nhiệt năng tiêu hao < 730 kcal/kg clinker

- Điện năng tiêu hao < 90 Kwh/tấn xi măng

- Nồng độ bụi phát thải < 30 mg/Nm3

Bộ Xây dựng với chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao, có vai trò quản lý, định hướng phát triển ngành xi măng, nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch, trình Thủ tướng xem xét ban hành, hàng năm tiến hành rà soát các dự án đầu tư xi măng trong Quy hoạch để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ, quy mô công suất, bổ sung các dự án mới cần thiết và đưa ra khỏi Quy hoạch các dự án không đủ điều kiện đầu tư nhằm đảm bảo cân đối cung cầu xi măng.

(Còn nữa)

VLXD.org (TH/ TL XK xi măng hướng tới tăng trưởng bền vững)

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()