DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Cát, Đá, Sỏi

Giá cát tăng bất thường: Do đầu cơ, thao túng thị trường?

08/04/2017 - 04:52 CH

Theo các nhà quản lý, giá cát tăng mạnh những ngày qua không phải do chỉ thị siết cấp phép nạo vét sông và khai thác cát lậu mà có khả năng do nạn đầu cơ, thao túng thị trường.
>> TP.HCM: Cát xây dựng tăng giá đột biến
>> Tạm dừng cấp phép mới các dự án tận thu cát nhiễm mặn

“Rất khan hiếm...”

Anh Đỗ Thanh Nguyên, chủ một đại lý cung cấp vật liệu xây dựng tại TP Nam Định, cho biết một tuần trở lại đây, đầu mối giao cát báo giá tăng từ 1,5-2 lần và chỉ giao số lượng bằng một nửa trước đây. Nguyên nhân được đầu mối cho biết là do việc khai thác cát đang bị siết, đồng thời vào mùa xây dựng.

Tại Hà Nội, giá cát cũng tăng trong những ngày qua. Theo chủ DNTN Minh Đức, chuyên cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, nếu vận chuyển trong phạm vi dưới 10 km, giá cát thô san lấp do doanh nghiệp (DN) giao là 120.000 đồng/m3, cao hơn 40.000 đồng/m3 so với trước. Cát vàng xây tô cũng tăng trên 200.000 đồng/m3, trước đây khoảng 180.000 đồng/m3. “Giờ cát rất khan hiếm. Nếu có nhu cầu thì nên mua bây giờ chứ nhiều khả năng một thời gian nữa, giá sẽ càng lên vì việc khai thác cát đang bị siết chặt; khu vực Bắc Ninh, Bắc Giang phải dừng lại để thanh tra toàn bộ” - chủ DN này giải thích.

Khảo sát một số điểm bán lẻ khác ở Hà Nội, giá cát cũng tăng 50%-100% tùy loại, trong khi nguồn cung giảm đến 50%. Tình trạng này được cho là ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch xây dựng của người dân, DN. Chủ một nhà thầu xây dựng tại khu vực Cầu Giấy, Hà Nội cho biết việc giá cát đột nhiên tăng vọt khiến DN có nguy cơ thiệt hại nặng do đã ký hợp đồng thi công công trình, thỏa thuận giá vật liệu xây dựng vào cuối tháng 3 vừa qua.

Tại TP HCM, mặt bằng giá cát xây dựng vốn đã cao nay còn bị đẩy lên mức kỷ lục. Đầu tuần trước, giá cát vàng xây tô bán lẻ dao động 220.000-260.000 đồng/m3 nhưng hiện đã cán mức 450.000-500.000 đồng/m3; cát san lấp từ 150.000-170.000 đồng/m3 lên 250.000-270.000 đồng/m3. Chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở quận Bình Tân ngày 7-4 báo giá bán 1,8 triệu đồng/xe loại 5 m3 đối với cát vàng xây tô loại 2 (trước đây 1,1 triệu đồng/xe); 2,6 triệu đồng/xe đối với cát vàng xây tô loại 1 (trước đây từ 1,3-1,4 triệu đồng/xe). Chủ cửa hàng này cho biết giá cát tăng liên tục trong 1 tháng qua do nguồn hàng khan hiếm. “Chắc chắn là do tình hình ngăn chặn tình trạng khai thác cát lậu gần đây được xử lý nghiêm” - chủ cửa hàng phỏng đoán.
 
doithuong247
Khai thác cát trái phép diễn ra công khai trên sông Cái, tỉnh Khánh Hòa.

Do đầu cơ?

Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng cho biết hiện nguồn cát được cấp phép chỉ đáp ứng khoảng 60%-65% nhu cầu của các TP lớn. Cũng theo dự báo của cơ quan này, nhu cầu sử dụng cát trên phạm vi cả nước đang tăng mạnh; từ 92 triệu m3 vào năm 2015 có thể tăng lên 130 triệu m3 vào năm 2020. Nhu cầu tăng trong khi một lượng lớn cát cung ứng thời gian qua là cát lậu nên với việc siết chặt khai thác cát tại các địa phương làm cho nguồn cung khan hiếm, đẩy giá cao lên.

Ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - nhận định đúng là có hiện tượng một phần nguồn cung cát bị thiếu hụt do việc ngăn chặn khai thác cát trái phép song việc thiếu hụt này chưa đến mức khiến giá tăng cao, có nơi lên 2-2,5 lần. “Nhiều khả năng đây là hiện tượng đầu cơ. Các cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ vì sao giá tăng, đâu thể để ai muốn tăng thì tăng” - ông Liêm nói.

Theo Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, ông Ngọ Duy Hiểu, tuy không có con số thống kê chính thức lượng cát hút lậu trên địa bàn TP Hà Nội nhưng có thể khẳng định chưa đến mức “sốt” giá quá lớn. Không loại trừ khả năng cát bị làm giá, gây bất ổn thị trường. Theo ông Hiểu, giải pháp tốt nhất hiện nay là phải làm tốt khâu quản lý, khai thác để làm sao vừa không hạn chế quyền chính đáng của DN muốn khai thác cát theo pháp luật và không cho DN bất hợp pháp chen chân vào thị trường. “Động thái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các cấp chính quyền đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong quản lý khai thác cát nhưng vấn đề là phải lâu dài, bền vững. Phải xem xét lại quy hoạch khai thác cát, sỏi để khoanh vùng khu vực được phép khai thác và không được phép khai thác, tổ chức đấu thầu để các DN làm ăn chính đáng vào khai thác bởi nhu cầu đang rất lớn. Không để cho đơn vị bất hợp pháp lọt vào nữa. Như vậy, giải pháp phải căn cơ” - ông Hiểu góp ý.

Theo Người Lao động
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng