DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Diễn biến thị trường thép 24h qua

24/03/2016 - 06:15 CH

Cùng VLXD.org cập nhật thông tin về diễn biến thị trường thép trong nước trong 24h qua.
>> Nửa đầu tháng 3: Giá thép tăng từ 100 - 250 đồng/kg
>> Giá thép biến động mạnh, thay đổi từng ngày

Giá thép tiếp tục tăng sau khi áp thuế tự vệ

Sau quyết định áp thuế nhập khẩu phôi thép và thép dài của Bộ Công Thương có hiệu lực, giá thép bán ra tại một số nhà máy cũng như bán lẻ trên thị trường tiếp tục tăng.

Trao đổi với Cafef, ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thép Việt (Pomina) cho biết, dự kiến có đợt điều chỉnh giá giao hàng tại nhà máy trong vài ngày tới, ở mức 9,7 triệu đồng/tấn chưa có VAT.

Như vậy, so với hiện tại, mức giá mà Pomina dự kiến tăng thêm gần 750.000 đồng/tấn. Đây cũng là mức tăng chung của một số một số doanh nghiệp sản xuất thép lớn trên thị trường khu vực phía Bắc và phía Nam.

Theo khảo sát của PLVN tại một số cửa hàng thép trên địa bàn Hà Nội vào sáng qua (23/3), chỉ trong khoảng nửa tháng nay đã tăng từ 2.000 đồng đến 2.500 đồng/cây thép (tương đương tăng 2 - 2,5 triệu/tấn). Nhân viên Công ty CP Thương mại và Xây dựng Lan Sơn (177 đường La Thành, Hà Nội) cho biết, giá thép trong hai tuần qua liên tục tăng. Có ngày cửa hàng phải điều chỉnh tăng giá hai lần.

Theo số liệu báo giá ngày 23/3 của công ty này, thép Việt – Úc loại D6-8 có giá 12.700 nghìn đồng/cây, D10 là 83.000 đồng/cây, D22 là 442.000 đồng/cây… “Hai, ba hôm nay giá đã chững lại. Tuy nhiên, so với cách đây nửa tháng, mỗi cây thép đã tăng từ 2 nghìn đến hơn 2 nghìn đồng”, nhân viên cửa hàng này chia sẻ với PLVN.

>> DN thép: Giá thép tăng do đơn vị phân phối trung gian đầu cơ

doithuong247
Nguyên liệu thép chiếm từ 15 đến 25% giá trị công trình, việc tăng giá thép sẽ gây khó khăn cho các nhà thầu.

Giá thép tăng, các doanh nghiệp xây dựng lao đao

Giá thép trong nước tăng mạnh những ngày qua đã khiến các doanh nghiệp xây dựng và người tiêu dùng gặp khó khăn; hàng loạt công trình đang xây dựng bị đội vốn, thậm chí, nhiều nhà thầu và các công ty xây dựng đã phải tạm ngưng hoạt động để xin điều chỉnh hợp đồng, thông tin trên VOV cho biết.

Theo ghi nhận của VOV tại thị trường TP.Hồ Chí Minh, đại diện nhiều doanh nghiệp xây dựng cho biết đã cho biết những khó khăn gặp phải khi giá thép có biến động tăng mạnh như hiện nay.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại - Xây dựng Lê Thành cho biết, mỗi tuần Công ty mua một đơn hàng thép với trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Thép cuộn hiện có giá 12,8-13,2 triệu đồng/tấn, thép cây 11,9-12,35 triệu đồng/tấn (tùy loại).

Ông Nghĩa so sánh, từ đơn hàng ngày 4/3 đến đơn hàng ngày 22/3, giá thép tăng đến 27%. Trên thực tế, nguyên liệu thép chiếm từ 15 đến 25% giá trị công trình. Việc tăng giá thép đến 27% như vậy là vấn đề rất nan giải đối với các nhà thầu. Đặc biệt đối với các công trình lớn mà các công ty xây dựng nhận hợp đồng bao vật tư. Chỉ trong vòng 20 ngày mà giá thép tăng mạnh như vậy là điều mà các doanh nghiệp xây dựng không lường trước được, dẫn đến thua lỗ.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình cho biết: “Cái mức tăng giá thép hiện nay tôi cho rằng chưa phù hợp với sự biến động của thị trường khi phôi thép nhập khẩu bị đánh thuế cao. Chẳng qua là do dự báo khi mà phôi thép tăng cao thì giá thép sẽ bị điều chỉnh theo chứ thực sự là khi chưa có một lô phôi thép nào bị đánh thuế tăng lên cả, mà thị trường thép đã tăng rồi”.

>> Thị trường thép náo loạn vì đầu cơ

Bức xúc trước hiện tượng này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết trên Báo Hải quan, việc các DN thép tăng giá là biểu hiện của trục lợi chính sách Nhà nước, phản ánh văn hóa kinh doanh của một bộ phận DN ngành thép là chưa văn minh, chưa thực sự vì cộng đồng. Chính phủ ban hành thuế tự vệ đối với thép NK với mục tiêu để bảo vệ sản xuất trong nước, lẽ ra các DN sản xuất, kinh doanh thép trong nước phải nhân cơ hội này để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để giảm giá thành, gia tăng thị phần trong nước. Tuy nhiên, nhân dịp quan hệ cung cầu thay đổi do việc giảm nguồn cung thép NK từ nước ngoài do đánh thuế NK cao, DN thép trong nước lại nâng giá cao lên, gây khốn khổ cho những hộ sử dụng nhiều sắt thép, trong đó có ngành bất động sản.

“Giá thép tăng 10% đồng nghĩa với giá thành dự án bất động sản tăng khoảng 5-7%. Việc tăng giá này sẽ làm giảm lợi nhuận, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, bởi DN BĐS thường bán nhà hình thành trong tương lai, giá bán nhà đã được "chốt" từ trước. Bây giờ giá thép tăng, dẫn đến giá thành tăng thì DN phải gánh chịu. Trường hợp DN và người dân ký hợp đồng mua bán trong thời điểm này, DN BĐS sẽ cộng phần chi phí tăng thêm vào giá bán và như thế người tiêu dùng lãnh đủ”, ông Châu phân tích.

doithuong247

Phải linh hoạt trong kiểm soát thị trường

>> Bộ Công Thương lên tiếng về giá thép tăng đột biến

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại trước tình trạng giá thép tăng mạnh trong những ngày đầu tháng 3. Theo ông Nam cho biết trên Báo Hải quan, nguyên nhân là do hệ thống thương mại của Việt Nam còn rất nhỏ lẻ, manh mún, chưa phải là hệ thống phân phối hiện đại, quy củ. Khi thấy áp thuế, biết hàng hóa sẽ không còn được nhập khẩu nhiều, khan hàng, hám lợi trước mắt nên nhiều DN đã “té nước theo mưa”, tích trữ và thi nhau tăng giá và đây là bài học cho cơ quan quản lý.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Nam, cơ quan chức năng phải linh hoạt hơn trong việc kiểm soát thị trường. Việc tăng giá thiếu cơ sở, sự bất ổn trong phân phối, hàng hóa tăng giảm không theo giá cả thị trường sẽ khiến nền kinh tế bị rối loạn và chỉ có một số DN phân phối đầu mối được hưởng. Nếu các DN lợi dụng tăng thuế nhập khẩu để tăng giá quá đà thì nên xem xét để đề nghị chấm dứt việc áp thuế tự vệ.
VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng