Theo
Bộ Công thương, tháng 4/2015, sức
tiêu thụ mặt hàng thép trên thị
trường nội địa tốt, giá bán tại nguồn duy trì ổn định so với tháng trước
do nhiều dự án sau Tết Nguyên đán đã khởi động.
Thép nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2015 tăng 30% về lượng so với cùng kỳ
Các
nhà sản xuất có các chính sách điều chỉnh
giá bán và chính sách bán
hàng, chiết khấu phù hợp nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ, giá bán tại nguồn
duy trì ổn định so với tháng trước.
Tại
khu vực phía Nam, một số
nhà sản xuất điều chỉnh giảm giá mặt hàng thép thanh vằn (CB300, CB400)
để tăng sức cạnh tranh, mức giảm phổ biến từ 50.000-100.000 đồng/tấn.
Tính
chung 4 tháng đầu năm 2015, lượng
sắt thép thô đạt 1.053,9 nghìn tấn,
tăng 2,5%; thép cán đạt 1.286,9 nghìn tấn, tăng 17,3%. Thép thanh, thép
góc đạt 1067,6 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ.
Còn theo số
liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy,
nhập khẩu thép vẫn chưa có dấu hiệu
cải thiện mà vẫn tiếp tục đà tăng qua những năm gần đây.
Nếu như năm 2013 giá trị nhập khẩu
ngành thép đạt trên 5 tỷ USD, thì qua 2014 vượt hơn 6,6 tỷ USD.
Trong
khi doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được thép hợp kim chứa boron
(Bo) thì lượng lớn mặt hàng này đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam để
hưởng mức thuế 0%.
Điều đáng nói, thép Bo khi vào Việt Nam được
sử dụng làm thép xây dựng. Loại thép này được bán với giá thấp hơn nhiều
so với thép xây dựng trong nước, gây khó khăn về tiêu thụ cho các doanh
nghiệp sản xuất nội địa
Được biết, năm 2014, tổng lượng thép các loại nhập khẩu vào nước ta lên tới 11 triệu tấn, thì thép Bo chiếm tới gần 5 triệu tấn.
Nguồn
nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm chủ yếu từ Trung
Quốc, Hàn Quốc với mức tăng lần lượt 50% và 17,6%, tiếp đến là Nhật Bản
và Đài Loan.
Theo Báo Đầu tư