DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Tổng hợp tình hình sản xuất, tiêu thụ thép trong tháng 5/2016

14/06/2016 - 04:46 CH

Theo thống kê của Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính, trong tháng 5/2016, sản lượng thép xây dựng sản xuất, tiêu thụ tháng ước đạt tăng so với tháng 4/2016.
>> Thép xây dựng tăng giá nhẹ
>> Sản lượng thép các loại tăng mạnh trong tháng 5


Cụ thể, sản lượng thép sản xuất ước đạt khoảng 650 ngàn tấn, tăng khoảng 0,7 ngàn tấn; sản lượng thép tiêu thụ ước đạt khoảng 695 ngàn tấn, tăng khoảng 0,5 ngàn tấn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tính chung 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng sắt thép thô đạt 1.881,8 nghìn tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2015. Thép cán cũng đạt 1.981,2 nghìn tấn, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2015. Thép thanh, thép góc đạt 1.960 nghìn tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Tính riêng tháng 5 năm 2016, lượng sắt thép thô ước đạt 419 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2015. Lượng thép cán cũng ước đạt 427,4 nghìn tấn, tăng 16,6% so với năm ngoái. Trong khi đó, lượng thép thanh, thép góc ước đạt 434,9 nghìn tấn, tăng 9,6%.

Báo Tuổi trẻ dẫn số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, đến hết tháng 5/2016, tổng lượng thép xây dựng tiêu thụ trên toàn thị trường ước đạt gần 3,4 triệu tấn, tăng đến 33,84% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do tổng lượng tồn kho của các doanh nghiệp hiện còn gần 380.000 tấn, cùng với lượng tiêu thụ có xu hướng giảm nên khả năng thiếu thép trong thời gian tới gần như được loại bỏ.

Theo Bộ Công Thương, trong những tháng đầu năm 2016, ngành thép trong nước gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh với lượng nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, đặc biệt là các sản phẩm sắt thép được nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc này đã dẫn đến lượng tiêu thụ thép gặp nhiều khó khăn, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến nay, thị trường đã có sự phục hồi tích cực, nhu cầu tăng, giá thép trong nước cũng tăng theo. Các doanh nghiệp sản xuất thép đều đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Trong khi đó, tình hình tiêu thụ thép thế giới vẫn chưa khả quan. Giá thép dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm tới do những vấn đề tồn đọng vẫn chưa được giải quyết như nguồn cung dư thừa và giá nguyên liệu thô thấp, nhu cầu tiêu thụ yếu. Nguồn cung giá rẻ từ Trung Quốc vẫn là mối đe dọa lớn của thị trường thép thế giới. Các nước sẽ tiếp tục phải đặt ra các hàng rào thương mại bảo vệ thị trường nội địa, sẽ gây khó khăn cho DN xuất khẩu.

doithuong247
Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất khu vực Đông Nam Á

Về thép nhập khẩu, trong tháng 5/2016, Việt Nam nhập khẩu thép các loại từ các thị trường tăng 32,4% về lượng và 7,2% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thép các loại tăng 50,5% về lượng và 1,6% về trị giá, tuy nhiên nhập khẩu sản phẩm từ thép giảm 36,5% về trị giá.

Lượng thép nhập nhiều nhất là từ Trung Quốc. Tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập từ Trung Quốc gần 3,7 triệu tấn thép các loại, chiếm đến 59,72% về lượng, trong tổng lượng nhập 6,21 triệu tấn.

Các doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu rất nhiều sản phẩm phôi thép và thép thành phẩm, bất chấp Bộ Công thương đang áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài lần lượt ở mức 23,3% và 14,2%, kể từ ngày 22/3 đến nay.

Theo xếp hạng của Hiệp hội Thép thế giới, hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và xếp thứ bảy trên thế giới về quốc gia nhập khẩu nhiều thép trong năm 2015.

Thống kê của Viện thép Đông Nam Á (SEAISI), lượng thép tiêu thụ tại các nước ASEAN trong năm 2015 đã tăng khoảng 7% so với năm trước đó. Sự gia tăng này chủ yếu là nhờ Việt Nam, nước lần đầu tiên sử dụng sản phẩm thép nhiều nhất trong khu vực.

Ước tính của SEAISI, trong năm 2015, Việt Nam sử dụng 18 triệu tấn thép, tăng 26% so với năm 2014. Trong đó, số lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu đều tăng, khoảng 26-27%, tương ứng với 7 triệu và gần 14 triệu tấn.

Tại các quốc gia khác, Thái Lan, sản lượng tiêu thụ thép giảm 3%, tại Indonesia nhu cầu đối với các sản phẩm thép cũng thấp hơn 3% so với một năm trước đó, trong khi đó ở Malaysia nhu cầu sử dụng thép tăng 5%, đạt mức 11 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng thép tại Philippines tăng 15%, nước này mở rộng đáng kể lượng thép cán trong nước. Lượng thép sử dụng tại Singapore tăng 5%.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng