DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Những biến động về thị trường xi măng trong 10 tháng vừa qua

27/11/2020 - 03:26 CH

Cùng tech-of.com điểm lại tình hình thị trường xi măng trong 10 tháng đầu năm 2020.
doithuong247

Sản lượng  trong quý I/2020 chỉ bẳng  91,84% tương ứng tỷ lệ giảm 8,16% so với sản lượng tiêu thụ xi măng quý I/2019 trong đó tiêu thụ nội địa là giảm 3,8% và xuất khẩu 16,7%.

Giống như nhiều loại hàng hóa khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu xi măng, clinker cũng bị sụt giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020, với sản lượng xuất khẩu hơn 7 triệu tấn, trị giá 291 triệu USD. Không chỉ sụt giảm mạnh về sản lượng, giá xuất khẩu xi măng và clinker cũng giảm trung bình khoảng 2 - 3 USD/tấn do diễn biến chung của tình hình Thế giới.

Sau khi sản lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, xuất khẩu đã nhanh chóng hồi phục và tăng mạnh trong các tháng sau đó, nguyên nhân chính đến từ nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thô (clinker) tăng vọt từ các nhà máy  Trung Quốc để tái khởi động sản xuất nhanh sau khi nước này bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa vào tháng 4.

doithuong247

Theo số liệu thống kê tháng 6 của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, kết thúc quý II/2020, sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ đạt 45,73 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ. Riêng tháng 6, toàn ngành xi măng tiêu thụ khoảng 8,22 triệu tấn, giảm 6,8% so với tháng 5/2020. Nguyên nhân tiêu thụ tại thị trường nội địa giảm là do các dự án, công trình bị chậm hoặc giãn tiến độ và việc giải ngân đầu tư công còn gặp nhiều khó khăn.

Đối với xuất khẩu, tháng 6 Việt Nam xuất khẩu 3,01 triệu tấn (xi măng 1,66 triệu tấn; clinker 1,34 triệu tấn, lũy kế xuất khẩu xi măng và clinker nửa đầu năm 2020 ước đạt 15,59 triệu tấn tăng 1% so với cùng kỳ.

Một thị trường xuất khẩu khác là Philippines cũng có biến động lớn khi sản lượng xuất khẩu giảm 27,4% trong 8 tháng đầu năm nhưng không đến từ yếu tố về dịch bệnh mà do mức thuế 4,8 USD/tấn (~5% giá bán) mà chính phủ Philippines áp lên các sản phẩm xi măng Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2019. Còn lại, các thị trường xuất khẩu khác không có biến động lớn trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh.

doithuong247

Do vậy, hoạt động xuất khẩu  không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố về dịch Covid-19. Sản lượng xuất khẩu xi măng 8 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2019, giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm chỉ giảm nhẹ 5,4% so với cùng kỳ do giá bán các sản phẩm thô xuất sang Trung Quốc suy giảm.

3 quý đầu năm, sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ đạt 73,93triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ. Riêng tháng 9, toàn ngành xi măng tiêu thụ khoảng 10,15 triệu tấn, tăng 7% so với tháng 8/2020. Đối với xuất khẩu, tháng 9 Việt Nam xuất khẩu 5,32 triệu tấn (xi măng 1,39 triệu tấn; clinker 3,93 triệu tấn), tăng 100% so với cùng kỳ năm 2019, lũy kế xuất khẩu xi măng và clinker nửa đầu năm 2020 ước đạt 28,68 triệu tấn tăng 24% so với cùng kỳ.

Tình hình thị trường xi măng 10 tháng đầu năm 2020 đã dần đi vào ổn định sau khi dịch Covid-19 cơ bản đã được khống chế tại Việt Nam. Sản lượng xi măng tiêu thụ trong 10 tháng khoảng 82,42 triệu tấn. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, số lượng clinker và xi măng xuất khẩu trong tháng 10 đạt 3,58 triệu tấn, trị giá hơn 142 triệu USD, giảm 17,8% về lượng và giảm 11,5% về trị giá so với tháng trước.

Mặc dù giảm cả về lượng và trị giá xuất khẩu trong tháng 10 nhưng trong 10 tháng đầu năm 2020, ngành xi măng ghi nhận lượng xuất khẩu hơn 31,6 triệu tấn, thuộc nhóm các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD. Lũy kế 10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 31,6 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá hơn 1,78 tỷ USD, tăng 19,1% về lượng và 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 10 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất của nước ta. Tính riêng trong tháng 10, lượng xi măng xuất khẩu sang nước này đạt hơn 2,5 triệu tấn, trị giá 96,4 triệu USD. Lũy kế 10 tháng, đã xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 18 triệu tấn, trị giá hơn 610,6 triệu USD, chiếm gần 57% về lượng và 34,3% tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng của cả nước. Tiếp theo là thị trường Philippines với hơn 5,5 triệu tấn xi măng, trị giá hơn 254 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Bangladesh hơn 1,8 triệu tấn, trị giá hơn 60,5 triệu USD…
 
VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng