DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Tổng quan thị trường xi măng Quý I năm 2017

19/04/2017 - 04:41 CH

Theo đánh giá của các bộ, ngành chức năng, trong quý I/2017, lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng tăng nhẹ; trong khi đó, giá xi măng vẫn duy trì ổn định so với thời điểm cuối năm 2016. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, năm 2017 được dự báo là năm các doanh nghiệp xi măng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu, do dư thừa nguồn cung và sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ.
>> Tổng quan thị trường xi măng tháng 2 và nửa đầu tháng 3/2017
>> Tổng quan thị trường xi măng tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2017

>> Ngành sản xuất xi măng: Loay hoay tìm ra lối thoát

Tình hình sản xuất:

Thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, trong quý I/2017, sản lượng xi măng của toàn ngành ước đạt 14,31 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức tăng 3,8%; trong đó các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) sản xuất được 4,74 triệu tấn; các doanh nghiệp khối liên doanh sản xuất được 4,59 triệu tấn và khối doanh nghiêp địa phương - tập đoàn sản xuất được 5,08 t riệu tấn.

Tính riêng trong tháng 3/2017, ước lượng sản xuất của toàn ngành xi măng đạt khoảng 6,62 triệu tấn, tăng khoảng 2,8 triệu tấn so với tháng 2/2017; trong đó,  Vicem sản xuất đạt 2,21 triệu tấn, khối Liên doanh đạt 1,91 triệu tấn, khối doanh nghiêp địa phương - tập đoàn đạt 2,50 triệu tấn.

Tình hình tiêu thụ:

Cũng theo Hiệp hội Xi măng, trong quý I năm 2017, tổng lượng xi măng tiêu thụ của toàn ngành ước đạt 17,79 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng trong tháng 3, tổng lượng tiêu thụ xi măng của toàn ngành ước đạt 8,11 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 45,8% so với tháng 2/2017.

   Tiêu thụ nội địa:

Lượng tiêu thụ xi măng nội địa của toàn ngành trong quý I ước đạt 12,91 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, lượng tiêu thụ nội địa của: Vicem đạt 4,59 triệu tấn, khối Liên doanh đạt 3,80 triệu tấn và của khối các doanh nghiệp địa phương - tập đoàn dạt 4,52 triệu tấn.

Riêng trong tháng 3/2017, tổng lượng tiêu thụ nội địa của toàn ngành xi măng ước đạt khoảng 6,27 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2016, tăng 7% và so v ới tháng 2/2017, tăng khoảng 2,44 triệu tấn, tương ứng với mức tăng 64%..

Lượng xi măng tiêu thụ trong tháng 3 tại các thị trường cụ thể như sau: miền Bắc là 2,59 triệu tấn; miền Trung là 1,46 triệu tấn và miền Nam là 2,22 triệu tấn.
 
doithuong247

   Xuất khẩu:

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý I/2017, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đạt 4,82 triệu tấn, tương đương với giá trị xuất khẩu đạt 168,65 triệu USD, tăng 11,0% lượng và 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Riêng trong tháng 3/2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,80 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá thu về đạt 62,67 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với tháng 2/2017, với mức tăng tương ứng là 7,8% và 7,6%.

Bangladesh vẫn là thị trường chính nhập khẩu xi măng của Việt Nam, chiếm tỉ trọng 44,83% về lượng và 37,66% về tổng trị giá xuất khẩu xi măng trong quý I/2017.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong quý I, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xi măng và clinker đang ở trong tình trạng vô cùng khó khăn khi chi phí xuất khẩu tăng vọt từ 3 - 5USD/tấn clinker (theo giá FOB bình quân 29USD/tấn) và tăng từ 6 - 7,5USD/tấn xi măng (tính theo giá FOB bình quân 50USD/tấn).

Số liệu xuất khẩu clinker và xi măng trong quý I năm 2017 tại một số thị trường chính:

doithuong247

Diễn biến giá:

Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính cho biết, giá xi măng trong quý I/2017 duy trì ổn định so với thời điểm cuối năm 2016. Nguyên nhân do giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất cơ bản ổn định nên các nhà máy sản xuất kinh doanh xi măng cơ bản giữ ổn định giá bán. Cụ thể

Giá bán các chủng loại xi măng PCB30 của các Công ty Xi măng thuộc Vicem là 1,27 triệu đồng/tấn; PCB40 dao động từ 1,170 đến 1,705 triệu đồng/tấn tùy thuộc vào thương hiệu xi măng.

Giá xi măng bán lẻ trên thị trường trong quý I cơ bản ổn định so với thời điểm cuối năm 2016; cụ thể: tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung hiện phổ biến từ 1.050.000-1.550.000 đồng/tấn; tại các tỉnh miền Nam phổ biến từ 1.460.000-1.850.000 đồng/tấn.

Giá xi măng xuất khẩu tại Hòn Gai trong quý I duy trì ở mức 46,5 USD/tấn; giá clinker xuất khẩu ở mức 30 USD/tấn FOB Cẩm Phả.

Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) dự báo: mặc dù giá một số nguyên, nhiên vật liệu đầu vào có thể biến động tăng do tác động của giá thế giới, nhưng giá bán xi măng tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng khó có thể tăng cao trong các tháng còn lại của năm 2017 do áp lực cạnh tranh về giá xi măng trên thị trường.

Các doanh nghiệp cần có những giải pháp sản xuất và tiêu thụ hợp lý

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2017 được dự báo là năm các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu, do dư thừa nguồn cung và sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại thị trường xi măng trong nước, cung đã vượt cầu khoảng 20%. Nếu không có những giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của ngành công nghiệp quan trọng này.

Hiện tượng cung vượt cầu đã đặt các doanh nghiệp sản xuất xi măng trước sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá thành trong việc tiêu thụ sản phẩm, không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà còn ở cả thị trường tiêu thụ nội địa.

Trong năm 2016, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam chỉ đạt 14,73 triệu tấn, tương đương 561 triệu USD. Sản lượng này đã giảm khoảng 6% so với năm 2015 và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là xuất khẩu từ 16-17 triệu tấn sản phẩm xi măng trong năm 2016.

So sánh ngay với các nước trong khu vực và Trung Quốc, xi măng Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về giá. Từ giữa năm 2016, giá xi măng xuất khẩu đã giảm khoảng 10 USD/tấn so với thời điểm cuối năm 2015.

Đặc biệt, sau một thời gian phát triển nóng, thị trường xi măng Trung Quốc đã dư thừa khoảng 670 triệu tấn, càng làm cho sự cạnh tranh về giá bán trên thị trường xuất khẩu của xi măng Việt Nam đã khó khăn càng thêm nhiều áp lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp xi măng.

Ngay tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines và Bangladesh thì việc tiêu thụ sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp khó do sự cạnh tranh khốc liệt về giá thành.
 
doithuong247

Tính toán của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho thấy, năm 2017, khu vực miền Trung sẽ chứng kiến cuộc đua khốc liệt về thị phần giữa các nhà sản xuất. Đại diện Tập đoàn Xi măng The Vissai khẳng định, sẽ dành 50% sản lượng tiêu thụ nội địa, phần còn lại mới dành cho xuất khẩu. Rõ ràng, hầu hết doanh nghiệp xi măng đều e ngại thị trường xuất khẩu do không còn thuận lợi như trước đây, do đó tập trung mở rộng tiêu thụ nội địa. Chính vì vậy, trong tương lai gần “cuộc chiến” thị phần càng thêm khốc liệt.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cho rằng, để cân đối cung - cầu thị trường xi măng, cần có sự điều hành linh hoạt từ cơ quan quản lý nhà nước. Một mặt khuyến khích áp dụng công nghệ mới, thay thế các dây chuyền cũ, lạc hậu, mặt khác, không thể cho phép đầu tư tràn lan mà phải dựa trên cơ sở tính toán kỹ nhu cầu.

Theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu (Bộ Xây dựng), các DN xi măng cần có những giải pháp sản xuất và tiêu thụ hợp lý, tránh gây thêm áp lực cho tiêu thụ trong nước. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan thúc đẩy sử dụng các sản phẩm xi măng cho các chương trình công ích như làm đường bê tông xi măng, vật liệu xây không nung… nhằm gia tăng sức tiêu thụ trong nước, bảo đảm phát triển ổn định của ngành xi măng.

Nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh, cân đối cung - cầu, nhiều dự án xi măng đã được giãn, điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch. Dự kiến từ năm 2018, không đưa thêm dây chuyền xi măng vào hoạt động.

Mạnh Thân - VLXD.org
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng