Hiện nay trong xây dựng chúng ta thấy phổ biến có hai loại
cốt liệu bê tông đó chính là cốt liệu nhỏ như cát và cốt liệu lớn như
đá, sỏi.
Cốt liệu
cát được ví như bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống co ngót cho
vữa làm tăng sản lượng vữa. Để chế tạo vữa có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc
cát nhân tạo nghiền từ các loại đá đặc hoặc đá rỗng. Chất lượng cát có ảnh hưởng nhiều đến cường độ của vữa.
Cốt liệu lớn đá, sỏi sẽ tạo nên bộ khung chịu lực cho
bê tông tươi. Sỏi có hình dạng tròn, nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít
xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ nên cường độ của
bê tông thấp hơn dùng đá dăm.
Yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu bê tông
Đối với cốt liệu nhỏ, thì chất lượng của cát để chế tạo bê tông nặng phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hạt, độ lớn và hàm lượng các tạp chất.
Nếu cát có thành phần hạt hợp lý thì độ rỗng của nó nhỏ, lượng xi măng sẽ ít, cường độ của bê tông sẽ cao
Độ lớn của cát cũng có ảnh hưởng đến lượng xi măng cần dùng để chế tạo hỗn hợp vữa.
Lưu ý rằng cát càng sạch thì chất lượng của bê tông càng tốt. Đối với các loại mác 400 trở lên hàm lượng bùn, bụi sét không được lớn hơn 1% khối lượng cát.
Khi cát ẩm thể tích của nó bị biến đổi, ở độ ẩm 5-7% thể tích của cát có thể tăng lên 20-30%. Vì vậy nếu định lượng cát theo thể tích thì cần phải hiệu chỉnh lại thể tích của nó theo độ ẩm thực tế.
Đối với cốt liệu nhỏ thì đường kính cỡ hạt lớn nhất của nguyên liệu được chọn sử dụng phải đảm bảo không vượt quá 1/5 kích thước nhỏ nhất giữa các mặt trong của ván khuôn. Không vượt quá 3/4 kích thước thông thủy giữa hai thanh cốt thép kề nhau. Không vượt quá 1/3 chiều dày tấm, bản. Không vượt quá 1/3 đường kính trong của ống bơm bê tông thương phẩm. Vì vậy các bạn có thể thấy 4 loại kích thước đá, sỏi cơ bản từ 5-10 mm, >10 đến 20 mm, >20 đến 40 mm, >40 đến 70 mm.
Cũng theo quy định hàm lượng tạp chất sunfat và sunfit trong đá, sỏi không được vượt quá 1% theo khối lượng.
VLXD.org