DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ người tiêu dùng

Khuyến cáo khi người dân tự xây nhà

27/04/2011 - 08:44 SA

Sau hàng loạt các sự cố về chất lượng công trình (CLCT) nhà ở của dân - nhà tư nhân tại Hà Nội, như vụ nhà sập 49 Huỳnh Thúc Kháng, nhà nghiêng Nguyễn Chí Thanh, nhà nứt tại Lạc Long Quân... nhiều người dân đã phải “giật thột” về chất lượng nhà của mình, các cơ quan chức năng cũng nhận rõ những bất cập trong công tác quản lý.
Phó mặc “tính mạng” cho nhà thầu

Khi khảo sát ngôi nhà bị nghiêng tại 14/91 Nguyễn Chí Thanh, ông Đỗ Quốc Khánh - người được coi là “thần đèn” chống đỡ nhà lún, nghiêng đã đưa ra kết luận: Khi xây dựng ngôi nhà, thay vì phải sử dụng móng cọc bê-tông cốt thép, thì chủ nhà lại dùng móng bè - cọc tre trên nền đất bùn. Với loại móng đã sử dụng, ngôi nhà chỉ có thể được xây tối đa 3 tầng, nhưng nó lại được chồng tới 5 tầng, việc ngôi nhà bị nghiêng là tất yếu. Nhà thầu xây dựng đã không hiểu cặn kẽ về điều kiện địa chất của nền đất, đưa ra giải pháp xây dựng không phù hợp

Tương tự, tại ngôi nhà sập 49 Huỳnh Thúc Kháng, cơ quan chức năng cũng đưa ra kết luận: Các trụ cột ngôi nhà rất nhỏ. Sau rất nhiều lần sửa chữa cải tạo, các bức tường chịu lực cũng bị phá đi thay bằng tấm kính, ngôi nhà lại được chồng lên 5 - 6 tầng. Bao nhiêu năm gồng mình chống đỡ, ngôi nhà không bị sập mới là lạ. Khi được hỏi: Có biết khi xây dựng và sửa chữa như vậy làm ảnh hưởng đến kết cấu, khả năng chịu lực của công trình hay không, chủ ngôi nhà này cho biết, thợ bảo làm được là được, thậm chí việc cải tạo sửa chữa nhà còn do người thuê lại nhà tự ý làm.

Theo ông Lê Quang Hùng - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về CLCT xây dựng, những sự cố về CLCT nhà nghiêng, nhà sập gần đây xảy ra chủ yếu rơi vào nhà ở riêng lẻ do dân tự thi công. Cả chủ nhà và nhà thầu đều không đảm bảo các quy định về CLCT xây dựng. Theo quy định nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn 2 tầng thì chủ công trình có thể tự làm, nhưng phải thuê các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện, tuy nhiên các nhà thầu do năng lực hạn chế đã thiếu tuân thủ các quy định nên để xảy ra sự cố.

TS Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng nhận định: Trừ các công trình nhà cao tầng và KĐT có quy mô lớn được thẩm định thiết kế cơ sở kỹ lưỡng, còn các công trình nhà ở riêng lẻ, nhà dân 5 - 6 tầng xây dựng rất rễ dàng. Nhiều chủ nhà không cần thiết kế, cứ xây theo kinh nghiệm, thói quen của các tốp thợ xây tự do. Ông Liêm phân tích: Đối với công trình nhà ở của dân chủ yếu do chủ đầu tư quyết định cũng như tự chịu trách nhiệm về CLCT. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để bảo đảm CLCT, bởi chỉ có những người có chuyên môn thì mới có thể tính được khối lượng sắt thép, độ dày bê tông hay khả năng chịu lực… hoặc thực hiện công tác giám sát. Chủ nhà cẩn thận thì thuê thiết kế, thuê người có chuyên môn giám sát thi công, còn nếu không tự giám sát hoặc nhờ người thân thích giám sát hộ, thậm chí là khoán trắng cho nhà thầu. Trong khi đó thợ xây lành nghề thì không nhiều, chủ yếu là lao động nông nhàn. Cho tới nay vẫn chưa có địa phương nào quản lý được lực lượng thợ xây tự do này. Họ thỏa sức hành nghề và không phải xin phép bất cứ một cơ quan quản lý nào.

Theo quy định, không chỉ phải xin phép khi xây dựng công trình, mà cả khi sửa chữa cải tạo ảnh hưởng đến kết cấu công trình, người dân cũng phải đi xin phép xây dựng. Khi đề cập vấn đề này, một cán bộ quản lý xây dựng cấp quận phản ánh: Rất ít người dân khi cải tạo sửa chữa nhà đi xin phép. Còn GPXD thì nhiều khi xin phép xây dựng một đằng, nhưng xây dựng một nẻo, không áp dụng vào xây dựng. Trong hồ sơ xin phép xây dựng thì đầy đủ khảo sát, bản vẽ thiết kế, thi công, nhưng thực tế khi xây dựng lại không có. Việc xin GPXD chỉ là lấy lệ để tránh bị phạt, còn khi xây dựng chủ nhà cũng như nhà thầu lại bỏ hết các quy định, cứ xây theo cảm quan.

Khuyến cáo người dân

Ông Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về CLCT cho rằng: các cấp chính quyền đừng để đến khi công trình xảy ra sự cố thì mới phát hiện được. Phải quản lý và ngăn chặn ngay từ khi người dân tới xin GPXD. Còn đối với người dân, hãy biết tự lo cho lợi ích và tính mạng của chính mình khi xây nhà. Đừng vì những việc nhỏ mà ảnh hưởng việc lớn. Khi xây dựng phải làm đúng quy trình, thủ tục, đặc biệt là xin GPXD để được những người có chuyên môn hướng dẫn …”.

Thực tế khi xây nhà, các chủ đầu tư không biết nhà thầu đủ năng lực hay chưa, lựa chọn theo sự giới thiệu, theo cảm quan. Cho đến khi công trình xảy ra sự cố mới tiếc là không làm tốt công tác khảo sát, không có thiết kế thi công, không biết chọn nhà thầu… “Trong điều kiện hiện nay, chính quyền địa phương có thể thực hiện phổ biến, tập huấn những quy định , những vấn đề về kỹ thuật xây dựng đơn giản, những kinh nghiệm, bài học trong mua VLXD, lựa chọn nhà thầu… cho các cán bộ cấp phường, xã và cả người dân” - ông Chủng gợi ý.

PT_Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng