DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ người tiêu dùng

Kinh nghiệm sử dụng và bảo quản điều hòa

11/02/2015 - 05:35 CH

Một hiện tượng thường gặp khi sử dụng máy điều hòa: khi không sử dụng thường xuyên, không khí trong phòng có thể bị ủ độc, làm nhiều người khi mới bước vào phòng thường bị choáng váng, hắt hơi sổ mũi. Đó là do khi máy không hoạt động, độ ẩm trong phòng tăng lên khiến các vi khuẩn, vi nấm phát triển. Có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:
Phòng lắp máy điều hòa phải luôn được giữ khô ráo (độ ẩm tốt nhất là từ 30% đến dưới 60%) để các loại vi khuẩn, vi nấm không có điều kiện phát triển. Khi máy không hoạt động, trước khi vào phòng cần mở cửa cho phòng thoáng, sáng và ấm lên rồi mới mở máy lại;

Thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà;

Phòng để lắp máy điều hòa phải được thiết kế sao cho có sự trao đổi không khí với bên ngoài một cách tối đa;

Các thiết bị thải ra chất hữu cơ bay hơi (như máy photocopy, fax, laser) phải được đặt ở nơi thông thoáng và lau chùi bảo dưỡng thường xuyên;

Hạn chế tối đa việc sử dụng máy điều hòa nếu thấy không cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi. Hiện trên thị trường có 2 loại sản phẩm mới có thể tạo ra nhiều khí ôxy giúp cho không khí trong phòng luôn dễ chịu (của Panasonic và Daikin), rất thích hợp cho người già và em bé.



Trong quá trình sử dụng, máy điều hòa cần được bảo dưỡng thường xuyên:

Tháo vỏ ngoài của máy, lấy khăn mỏng lau các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt, motor điện, dùng máy hút bụi hút hết bụi trong máy. Chú ý: khi lau không va chạm làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và tấm tản nhiệt.

Đối với bộ phận lọc không khí: trong quá trình sử dụng, thông thường gần 1 tháng phải lau rửa 1 lần hoặc nhiều hơn với môi trường nhiều bụi bẩn. Rửa bằng nước sạch pha thêm một chút xà phòng rồi lau khô bằng vải mềm.

Nếu máy sử dụng liên tục thì phải nhỏ dầu khoảng 2-3 lần/năm vào quạt gió và motor điện.

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng