DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chuyên đề vật liệu xây dựng

Xác định chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng

03/06/2017 - 09:29 SA

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Việc xác định chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí của các doanh nghiệp. Bài viết phân tích và làm rõ thực tế công tác này ở các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn miền Trung.
Thực trạng phương pháp xác định chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở miền Trung

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVL trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất.

Trong các doanh nghiệp (DN) sản xuất xi măng (SXXM), NVL chính gồm: clinker, thạch cao, phụ gia, chất trợ nghiền, xi sắt. Các NVL phụ và nhiên liệu gồm: điện, nhớt, mỡ, dầu diezen, bi đạn, tấm lót, ghi, vỏ bao. Khảo sát tại các DN SXXM trên địa bàn miền Trung cho thấy, tùy theo mục tiêu kiểm soát chi phí của các DN, việc chi tiết chi phí NVL trực tiếp được thực hiện khác nhau.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp, tiền làm thêm, các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ. Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm hoàn thành được phần lớn các DN SXXM trên địa bàn các tỉnh miền Trung lựa chọn. Đây là hình thức trả lương có nhiều ưu điểm và phản ánh chính xác giá thành của sản phẩm.

Căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ theo từng phân xưởng sản xuất, bộ phận hành chính tính các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Tại các DNSXXM thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí sản xuất, khoảng 2% đến 10% trong tổng chi phí sản xuất.

Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ cho công tác tổ chức quản lý sản xuất bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng; Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất; Chi phí về khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) phục vụ cho sản xuất; Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất; Chi phí bằng tiền khác cho phân xưởng sản xuất… Các chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của đơn vị.

Phương pháp xác định chi phí

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVL trực tiếp gồm vật liệu chính, vật liệu phụ. Chi phí NVL trực tiếp được các DN quản lý và theo dõi chi tiết để quản lý chi phí phát sinh theo các cách thức khác nhau.

Để quản lý chi tiết khoản chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí NVL trực tiếp” để hạch toán. Khảo sát cho thấy, phần lớn các DN thực hiện SXXM được chia thành hai công đoạn chính là sản xuất clinker và sản xuất xi măng đóng bao các loại, chi phí NVL trực tiếp được chi tiết theo phân xưởng sản xuất.

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Đối với hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản phẩm hoàn thành. Lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ được tính như sau:

Lương phải trả = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá

Theo khảo sát, hầu hết các DN SXXM thực hiện trả lương theo sản phẩm và được tính với công thức  như trên. Riêng Công ty xi măng Vicem Nghi Sơn thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hợp đồng giao khoán công việc dựa vào kế hoạch sản xuất lập đầu năm. Ngoài được hưởng lương chính công nhân sản xuất còn được hưởng các khoản phụ cấp, các khoản tiền làm thêm giờ, thêm ca.

Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung phát sinh tại các DN SXXM gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí điện nước phục vụ cho phân xưởng sản xuất…

Căn cứ vào các chứng từ chi phí như: Phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định… kế toán phản ánh vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, hạch toán vào TK 627 và được chi tiết theo từng khoản mục chi phí.

Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng gồm tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp, tăng ca và các khoản trích theo lương của quản đốc, tổ trưởng, thủ kho.

Một số hạn chế của phương pháp xác định chi phí sản xuất

Thực tế cho thấy, các DN SXXM chưa vận dụng các phương pháp xác định chi phí hiện đại trong DN để đạt được hiệu quả trong quá trình quản trị chi phí từ đó đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đã dự kiến. Hơn nữa, các đơn vị này chưa thực hiện phân loại chi phí như: Phân loại chi phí theo mức độ kiểm soát chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp, phân loại chi phí phục vụ quá trình ra quyết định…
 
doithuong247

Giải pháp khắc phục những hạn chế

Với điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tùy theo đặc điểm của đơn vị như trình độ nhân viên kế toán, quy trình công nghệ sản xuất, cách phân loại chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành… mà các DN sản xuất xi măng có thể lựa chọn một trong các phương pháp trên hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau để ứng dụng vào việc xác định chi phí tại đơn vị mình nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị. Các DN xi măng có thể lựa chọn như sau:

Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu của từng giai đoạn sản xuất xi măng.

Chi phí mục tiêu được xác định cho từng giai đoạn sản xuất. Việc xác định chi phí cho từng giai đoạn SXXM thành phẩm cần dựa trên việc đánh giá mức độ quan trọng của từng giai đoạn và mức độ phức tạp của công nghệ sản xuất.

Từ đó, xác định tỷ lệ chi phí cho từng giai đoạn và có thể điều chỉnh khi tổng chi phí thay đổi. Đối với sản phẩm xi măng, chi phí biến động chủ yếu là chi phí vật liệu và nhiên liệu, do đó nên lựa chọn chi phí này là chi phí mục tiêu cho từng giai đoạn sản xuất xi măng, gồm các giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiền nguyên liệu; Giai đoạn 2: Nung tạo thành clinkerl; Giai đoạn 3: Nghiền xi măng; Giai đoạn 4: Đóng bao

Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định.

Giai đoạn này kết hợp kết quả thực tế chi phí thực hiện ở từng giai đoạn sản xuất nêu trên để có thể điều chỉnh cho phù hợp với tầm quan trọng của từng giai đoạn.

Qua 4 giai đoạn trên, kế toán theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở mỗi phân xưởng sản xuất và đối chiếu với chi phí mục tiêu đã xây dựng ở bước 1; nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí mục tiêu thì cần xem xét chi tiết các yếu tố chi phí có biến động, tìm ra nguyên nhân cụ thể để điều chỉnh và kiểm soát nhằm cắt giảm cho hợp lý.

Ngược lại, đối với các giai đoạn có chi phí thực tế thấp hơn so với chi phí mục tiêu là kết quả tốt. Bước điều chỉnh này giúp DN kiểm soát đúng chi phí mục tiêu ban đầu.

Bước 3: Đánh giá kết quả

Kết quả vận dụng phương pháp có thể xảy ra một trong 3 trường hợp: Nếu chi phí thực tế phát sinh đạt mức chi phí trần, quá trình sản xuất không hiệu quả cần dừng hoạt động; Nếu chi phí thực tế phát sinh chưa đạt mức chi phí trần nhưng đạt đến mức chi phí mục tiêu cần xem lại 2 bước là bước xây dựng chi phí và bước thực hiện sản xuất. Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí mục tiêu, quá trình sản xuất đạt được kết quả tốt và có lợi nhuận.

Theo TCTC
 

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng