Nền móng là gì?
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nền móng của bất kỳ một công trình xây dựng nào. Nó được coi là yếu tố tối quan trọng trong việc thiết kế và thi công nhà ở. Một ngôi nhà muốn đẹp, muốn vững chắc thì móng phải chắc, phải an toàn. Yếu tố an toàn là yếu tố đầu tiên và là yếu tố tiên quyết quan trọng nhất khi xây dựng bất kỳ công trình nào. Dù là nhà ở dân sinh hay các công trình công cộng, các công trình mang tính thương mại.
Nền móng là gì? Nền móng là tổng hợp của hai yếu tố nền và móng. Chúng có nhiệm vụ quan trọng trong việc chống đỡ chịu lực cho toàn bộ công trình xây dựng. Công trình xây dựng muốn càng kiên cố, càng xây được nhiều tầng thì nền móng càng phải vững chắc.
Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng, chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng do công trình đè xuống. Nền móng cũng có thể gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ các tải trọng của công trình. Chúng được chôn sâu và kỹ dưới lòng đấy.
Các khái niệm cơ bản về nền móng là gì?
Như đã nói ở trên, nền móng là hai bộ phận khác nhau, do đó, chúng cũng có những khái niệm riêng biệt.
Nền là chiều dày lớp đất, đá nằm dưới đáy móng. Lớp nền này có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống. Từ đó phân tán tải trọng, lực đó ra xung quanh, bên trong nền.
Móng là một bộ phận kết cấu dưới của công trình. Móng có tác dụng liên kết với cột, tường để có tác dụng chịu lực…Phần móng này có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền, phân tán tải trọng đó xuống nền.
Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang (không có độ dốc). Mặt này được gọi là đáy móng.
Về cơ bản, nền móng công trình hay nền móng nhà ở tương tự nhau. Tuy nhiên, cấu tạo, độ dày và loại móng sẽ là khác nhau khi xây dựng. Lựa chọn loại móng nào còn phụ thuộc vào trọng tải, số tầng, loại đất nơi xây dựng của công trình ở đâu.
Phân loại nền
Nền được chia ra thành 2 loại nền chính đó là nền thiên nhiên và nền nhân tạo.
Nền thiên nhiên: Nền thiên nhiên là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm sát ngay bên dưới móng. Chịu đựng trực tiếp tải trọng công trình do móng truyền sang. Khi xây dựng công trình không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện các tính chất xây dựng của nền.
Nền nhân tạo: Khi các lớp đất ngay sát bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên. Cần phải áp dựng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng chịu lực của nền. Ví dụ như đệm vật liệu rời, gia tải trước, gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước…
Phân loại móng nhà
Móng đa dạng và có kết cấu phức tạp hơn rất nhiều so với nền. Quá trình thi công móng cần phải trải qua nhiều bước. Và mỗi công trình cần căn cứ vào điều kiện thực tế, số tầng, loại đất xây dựng để lựa chọn.
Dựa trên vật liệu làm móng: Móng gạch, móng làm bằng đá hộc, móng gỗ, móng bê tông cốt thép…
Phân loại theo độ cứng thì có móng cứng và móng mềm.
Theo cấu tạo gồm có móng nông, móng sâu: móng băng, móng bè, móng cọc, móng băng…
Các bước xây nền móng theo quy chuẩn
Để xây nền móng an toàn và kiên cố, cần phải áp dụng theo quy chuẩn, lần lượt theo các bước sau:
Thứ nhất: Khảo sát địa chất nền móng
Bước đầu tiên, rất cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng đối với chất lượng công trình. Tuy nhiên, nền móng lại chịu ảnh hưởng không nhỏ của chất lượng địa chất. Chính là chất lượng đất nền. Đất nền là ao bùn sẽ có cách tính toán và thi công khác so với đất bằng, đất thịt hay đất đá. Việc khảo sát địa chất sẽ giúp xác định được chất lượng đất, cần thiết để tính toán vào nền móng chuẩn.
Vị trí khảo sát phải nằm trong chu vi của móng và một vài vị trí ở giữa nơi khảo sát. Nhằm thiết lập phần địa chất. Tùy thuộc vào mục đích thiết kế nhà phố hay biệt thự.
Thứ hai: thiết kế nền móng
Nếu sử dụng tường trong đất, đây là một cấu trúc vô cùng kiên cố, được xem là vĩnh cửu. Tường trong đất là cấu trúc bê tông cốt thép. Phần tường này độ dày từ 60cm- 1,5m tùy theo cụ thể yêu cầu, độ sâu.
Bình thường, các tòa nhà cao tầng sử dụng nền móng cọc nhồi. Đường kính cọc phổ biến có kích thước từ 0,8m - 1,4m hoặc sử dụng loại cọc 1m - 1,2m.
Ngoài vấn đề tính khả năng chịu lực của cọc theo kết quả khảo sát địa chất, cần phải kiểm tra khả năng chịu tải như cọc nén khi tải trọng của cọc là rất lớn.
Thi công xây dựng nền móng
Chất lượng của công trình có thực sự tốt hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào khâu xây dựng nền móng. Chất lượng và sự an toàn của công trình cũng phải đảm bảo. Cần có thiết kế kỹ thuật cụ thể cho từng bước. Ngoài ra, cũng cần đưa ra các phương án thi công để cụ thể.
Thi công nền móng.
Nền móng của công trình tốt phụ thuộc vào bản chất của đất. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc nhiều vào tải trọng của cả công trình. Nhà có số tầng thấp thì phần móng sẽ đơn giản hơn là nhà cao tầng.
Quá trình thi công, xây dựng nền móng cần tuân theo bản vẽ kỹ thuật. Các chi tiết cần tính toán chính xác để đảm bảo cao nhất độ vững chãi và an toàn. Việc xây dựng nền móng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình. Gây ra hiện tượng sụt lúc, đổ, nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
Phương pháp gia cố nền móng
Gia cố nền móng là biện pháp sửa chữa, khắc phục và cải thiện tình trạng của nền móng công trình. Việc gia cố nền móng thật sự cần thiết nhằm tăng cường kết cấu nền móng của một công trình hiện hữu. Biện pháp này bao gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời hoặc vĩnh viễn vào kết cấu móng hiện có. Để đạt được khả năng chịu lực mong muốn.
Hiện nay có 6 phương pháp gia cố nền móng:
- Gia cố bằng cách đổ bê tông khối dưới móng (phương pháp đào hố)
- Gia cố bằng dầm gánh
- Gia cố bằng dầm và móng trụ
- Gia cố bằng cọc kích thước nhỏ
- Gia cố bằng cọc
- Gia tải trước
Phương pháp gia cố nền móng.
Đặc điểm chung của 6 phương pháp gia cố nền móng là gì? Đó là mở rộng kết cấu móng hiện hữu theo chiều dài hoặc chiều rộng. Và đặt kết cấu móng này lên lớp địa tầng tốt hơn. Điều này giúp phân bố tải trọng lên một diện tích lớn hơn.
Việc lựa chọn biện pháp gia cố nền móng nào tùy thuộc vào điều kiện địa chất và chiều sâu chôn móng cần thiết.
VLXD.org (TH)