DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xi măng tham gia đồng xử lý rác thải, bùn thải

21/09/2020 - 04:24 CH

Các quy định pháp luật liên quan đến xử lý, đồng xử lý rác thải, bùn thải… đã được ban hành tương đối đầy đủ.

Cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý chất thải nguy hại, QCVN số 41:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại rong lò nung xi măng, QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng, QCVN số 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp, QCVN số 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về…
 

doithuong247


Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch là một trong ba đơn vị thành viên của Vicem thực hiện Chương trình thử nghiệm xử lý rác thải, bùn thải, đang phải mua bùn thải của nhà máy Xử lý nước thải làng nghề Phong Khê (Bắc Ninh) để thay thế một phần nguyên liệu sét.

Đặc biệt, là các điểm, mục trong Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 về Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030 định hướng đến năm 2030 phải sử dụng tối thiểu 30% tro xỉ hoặc chất thải công nghiệp làm nguyên liệu, phụ gia trong sản xuất clinker xi măng và 15% nhiên liệu thay thế trong sản xuất clinker.

Tuy nhiên, theo Vicem, trong quá trình triển khai Chương trình thử nghiệm đồng xử lý, có một số khó khăn, bất cập như: Một, nguồn chất thải tại Việt Nam hiện gần như chưa được thu gom, phân loại, sơ chế, nhất là chất thải sinh hoạt. Do vậy, rất khó khăn cho việc đồng xử lý.

Hai, một số nhà máy nhiệt điện, sản xuất thép, hóa chất nằm xa các nhà máy sản xuất clinker xi măng nên chất thải phát sinh của các nhà máy này chưa được xử lý, nếu xử lý thì chi phí vận chuyển rất cao. Do vậy, chất thải này phải tồn trữ trên bãi chứa, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường xung quanh.

Ba, về pháp lý, hiện trên cả nước có nhiều nhà máy sản xuất clinker xi măng nằm trong vùng nội thành đô thị loại III, IV. Nếu theo quy định tại Điểm 2.1.2.1 trong QCVN số 41:2011/BTNMT quy định nhà máy xi măng nằm trong vùng nội thành đô thị loại III, IV không được xử lý chất thải nguy hại. Và quy định tại Điểm 15, Điều 3 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.

Như vậy, các cơ sở sản xuất xi măng là nơi có điều kiện đồng xử lý tốt nhất sẽ khó tham gia việc xử lý rác thải, bùn thải (bao gồm cả chất thải nguy hại).

Theo Vicem, Nhà nước chỉ cần quy định và yêu cầu “tất cả các cơ sở tham gia quá trình xử lý, đồng xử lý chất thải thông thường, chất thải nguy hại, phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ con người và môi trường”, nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất clinker xi măng chủ động tham gia quá trình xử lý, đồng xử lý chất thải, góp phần giải quyết vấn đề về môi trường cho xã hội.

Bốn, cơ chế chính sách hỗ trợ: Theo khoản 5, Điều 38, Nghị định số 24a/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ quy định “Dự án đầu tư xử lý, sử dụng rác thải sinh hoạt để làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng có công suất từ 200 tấn/ngày trở lên thì được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước”. Nhưng, chính sách hỗ trợ trong đầu tư, hỗ trợ về chi phí xử lý đối với rác thải, bùn thải công nghiệp, làng nghề thì chưa có quy định cụ thể cho việc đồng xử lý trong sản xuất clinker xi măng.

 

VLXD.org (TH/ Xây dựng)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng