DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Công nghiệp thép: Thương người, bỏ ta!

24/07/2014 - 03:31 CH

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thép trong nước đang lo ngại chính sách ưu đãi kịch trần cho các dự án thép 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ giết chết mình.

Các doanh nghiệp thép trong nước đều 
mong muốn được hưởng 
chính sách ưu 
đãi đầu tư bình đẳng với dự án thép vốn 

Trao đổi với TBKTSG cuối tuần rồi, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam  (VSA), kể: tại cuộc họp sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2014 của VSA diễn ra tại Hà Nội ngày 18-7 vừa qua, đại diện các doanh nghiệp thép trong nước đã ngỡ ngàng trước thông tin về những ưu đãi mà Chính phủ dành cho dự án thép Formosa tại Hà Tĩnh được báo chí cung cấp gần đây.

Theo ông Cường, những ưu đãi dành cho dự án thép này các doanh nghiệp thép trong nước có mơ cũng không có được, chẳng hạn như ưu đãi chỉ phải nộp 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt đời dự án. “Những kiểu ưu đãi bất bình đẳng như vậy sẽ giết doanh nghiệp sản xuất thép trong nước mất!”, ông Cường lo lắng.

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt, nói tất cả doanh nghiệp thép trong nước đều mong muốn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư bình đẳng với dự án thép vốn FDI. Thế nhưng, ngành thép trong nước lâu nay đã không được đối xử công bằng. Sự bất bình đẳng rồi đây sẽ khiến ngành thép bị phát triển méo mó, không bền vững, làm tê liệt động lực phát triển của nhiều doanh nghiệp thép trong nước.

 Sự bất bình đẳng rồi đây sẽ khiến
ngành thép bị phát triển méo mó,
không bền vững.
Hiện tổng công suất của doanh nghiệp thép vốn trong nước (tính cả liên doanh với nước ngoài) khoảng 6 triệu tấn/năm. So với các dự án thép 100% vốn FDI được cấp phép thì tổng công suất này nhỏ hơn rất nhiều. Nếu có thêm 22,5 triệu tấn thép/năm của Formosa vào nữa thì ngành công nghiệp thép của Việt Nam sẽ bị chiếm lĩnh hoàn toàn bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Đành rằng kêu gọi vốn FDI là chính sách đúng đắn, nhưng với riêng ngành thép thì ông Cường cho rằng nên dồn sức ưu tiên phát triển doanh nghiệp trong nước. Ông Thái nêu dẫn chứng, ngành thép Trung Quốc tăng công suất từ 30 triệu tấn lên 700 triệu tấn/năm cũng chỉ cho phép vốn nước ngoài chiếm không quá 30%.

Trong ngành thép, tiền thuê đất xây dựng nhà máy và thuế thu nhập doanh nghiệp là hai yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm. Một khi có lợi thế ở hai yếu tố này thì xem như thắng thế. Một số doanh nghiệp thép trong nước cho rằng các dự án thép họ xin đầu tư lâu nay chẳng được hưởng ưu đãi gì, đất đai xây nhà máy thì mua hoặc đền bù theo giá thị trường, thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn đóng bình thường theo quy định. Ông Thái khẳng định: “Nhiều doanh nghiệp thép trong nước đều cho rằng những ưu đãi dành cho Formosa Hà Tĩnh về thuế, phí, đất đai như hiện nay là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử ngành thép Việt Nam”.

Phó chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa cho biết, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp thép trong nước, sắp tới VSA sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chính sách xây dựng ngành thép trên cơ sở các doanh nghiệp nội địa là chính. “Kiến nghị là vậy thôi chứ không biết có thực hiện được không bởi hiện nay công suất của doanh nghiệp thép khối FDI được cấp phép đã chiếm phần đa số mất rồi”, ông Sưa nói.

Ngoài dự án Formosa Hà Tĩnh, một dự án thép khác là Guang Lian Dung Quất đã được Chính phủ đồng ý cho hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm. Triển khai chậm chạp và đã qua bốn lần đổi giấy chứng nhận đầu tư, mới đây truyền thông trong nước đưa tin tập đoàn Hòa Phát có ý định mua lại dự án thép có tổng vốn đầu tư lên đến 4,5 tỉ đô la Mỹ tại khu kinh tế Dung Quất này.

Trước đó vào năm 2012, E-United (Đài Loan) đã ký hợp tác với tập đoàn Thép JFE (Nhật Bản) để cùng triển khai dự án nói trên. JFE đã có một loạt đề xuất lên Chính phủ Việt Nam, như bổ sung thêm cho dự án 210 héc ta đất để nâng tổng diện tích đất của dự án lên 714 héc ta, điều chỉnh quy hoạch cảng biển từ 11 bến lên 25 bến, được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đã cấp trước đây và hàng loạt đề xuất liên quan đến điện, nước, giải phóng mặt bằng…

Dù số phận của dự án thép Guang Lian Dung Quất chưa biết sẽ ra sao nhưng một điều chắc chắn rằng nếu dự án này được triển khai với những ưu đãi về thuế, phí, đất đai như đề cập ở trên thì sự cạnh trạnh của doanh nghiệp thép nội địa với các dự án thép vốn 100% FDI sẽ càng thêm gay go.  

Theo KTSG

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng