DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngành xây dựng đang chịu khủng hoảng kép

11/11/2021 - 09:44 SA

Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp cả trong và ngoài nước, trong khi một số vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt, tăng giá… kéo theo giá vật liệu thành phẩm trên thị trường tăng mạnh, khiến doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bất động sản càng thêm khó khăn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và các nước trên Thế giới. Việc hạn chế đi lại, thông quan hàng hóa khó khăn dẫn đến thiếu hụt, tăng giá, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất.

Cùng với đó, thời gian lưu kho bãi đối với hàng hóa xuất khẩu kéo dài, nhân công bốc xếp, vận tải đình trệ kéo theo giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng (VLXD) trên thị trường không ngừng gia tăng.

Trong khi đó, sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước giảm so với trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, giá thép có thời điểm tăng cao bất thường. Trong 9 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá xây dựng trong tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2020, tác động chính do sự tăng giá VLXD đầu vào như giá thép xây dựng tăng 30 - 40% (mức tăng này được xem là không theo quy luật thông thường); nhựa đường tăng 9 - 10%; xi măng tăng 3 - 5%...

Riêng từ tháng 10/2021 đến nay, giá thành các sản phẩm VLXD lại tiếp tục bị đẩy lên ngưỡng cao hơn. Cụ thể, Xi măng Công Thanh thông báo tăng thêm 70.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT) đối với tất cả sản phẩm. Xi măng Bỉm Sơn, Vicem Hà Tiên, Xi măng Luks Ninh Thuận Việt Nam... cũng điều chỉnh tăng giá các loại thêm 80.000 đồng/tấn.

doithuong247
Giá VLXD tăng và dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn kép cho doanh nghiệp xây dựng.

Đối với thị trường thép, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 - 192.000 đồng/kg tùy từng thương hiệu, như giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát (miền Bắc) tăng 460 đồng/kg, ở mức 16.770 đồng/kg. Thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên 16.820 đồng/kg; Thép Thái Nguyên (miền Bắc) CB240 tăng 860 đồng/kg, lên 17.200 đồng/kg, D10CB300 tăng 260 đồng, lên 17.260 đồng/kg; Thép cuộn CB240 thương hiệu Việt Đức cũng tăng thêm 250 đồng/kg, lên 16.950 đồng/kg, D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên 17.200 đồng/kg.

Thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn có ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và giá vật liệu xây dựng tăng cao nhưng nhà thầu xây dựng vẫn phải tổ chức thi công đảm bảo tiến độ như đã cam kết với chủ đầu tư, cho nên việc tăng giá VLXD ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng đang rơi vào khủng hoảng kép do dịch bệnh và do giá vật liệu, vật tư tăng cao, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Vinaconex Nguyễn Khắc Hải cho hay.

Theo đại diện Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng), trong quý IV/2021, thời gian cao điểm về xây dựng, các loại VLXD cơ bản đã tăng mạnh từ đầu tháng 10 dự báo sẽ ổn định và tăng nhẹ từ 3 - 5%. Tương tự giá VLXD khác, như: Cát, đá xây dựng, nhựa đường... cũng tăng nhẹ 3 - 5%, nhưng với mức tăng này thì giá bán trên thị trường cũng đã cao hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, hiện nay, các nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ. Đặc biệt với những hợp đồng chủ đầu tư không phải vốn Nhà nước, đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh. Trong bối cảnh như hiện nay doanh nghiệp xây dựng đều vô cùng khó khăn.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội đề xuất Chính phủ thực hiện một số biện pháp như: Dừng thu bảo hiểm xã hội 6 tháng cuối năm 2021 cho tất cả lao động thời vụ ký hợp đồng lao động từ dưới 6 tháng ở doanh nghiệp xây dựng (lao động thời vụ nông nhàn là đặc thù của ngành xây dựng); Giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng từ quý 2/2021 sang đầu năm 2022 (khối lượng nghiệm thu hoàn thành đến quý 2/2021 đã xuất hóa đơn nhưng chưa được thanh toán).

Đề nghị giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp từ tháng 4 - 12/2021 cho doanh nghiệp xây dựng. Những khoản vay ngân hàng phục vụ cho công trường, dự án nhưng phải dừng thi công do giãn cách chống dịch được tính lãi suất 0%. Đồng thời hoãn nộp tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp đến hết năm 2021, có phương án giảm giá thuê đất đặc biệt đối với diện tích đất làm nhà kho, xưởng phục vụ thi công, sản xuất, ông Nguyễn Quốc Hiệp nói.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp xây dựng, về phía cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi cơ quan liên quan và địa phương đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng thường xuyên theo dõi kịp thời cập nhập, điều chỉnh công bố giá VLXD, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp; Cơ quan liên quan đánh giá tác động của Covid-19, biến động giá VLXD (chủ yếu là thép xây dựng), đề xuất giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà thầu thi công xây dựng.

Nhiều doanh nghiệp khó có thể duy trì sản xuất nếu dịch bệnh kéo dài do không tiêu thụ được sản phẩm, thiếu vốn lưu động, kho chứa sản phẩm, nguyên vật liệu sản xuất do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí cho công nhân, giá thành sản phẩm cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Hiện Bộ Xây dựng đang tổng hợp thông tin báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay.

Theo đánh giá, với việc giá VLXD tăng nóng, người mua nhà cũng nhấp nhổm lo ngại. Nếu tình trạng VLXD tăng như hiện nay, trung bình giá thành xây dựng sẽ tăng 10 - 20%, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá BĐS, dự báo khi sản phẩm ra thị trường sẽ tăng ít nhất 15 - 20%.

Về phía Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam và doanh nghiệp xây dựng đang hy vọng Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để tổ chức lập chỉ số giá, phản ánh mức độ biến động giá xây dựng theo thời gian. Thông tư này sẽ làm cơ sở điều chỉnh mức độ biến động theo thời gian, điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, nhằm bình ổn thị trường vật liệu. 

VLXD.org (TH/ KTĐT)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng