DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục gặp khó

04/03/2020 - 10:18 SA

Trong khi việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất  chưa có tín hiệu tốt do dấu hiệu khủng hoảng thừa đã được dự báo trước về cung vượt cầu, thì nay, thị trường tiêu thụ lại dự báo nhiều khó khăn do ảnh hưởng Covid-19. Vì vậy, với nhiều doanh nghiệp, năm 2020 sẽ thêm "sóng gió" khi phải đương đầu với tình trạng sụt giảm doanh thu và gia tăng số lượng hàng tồn kho.
doithuong247
Công ty CP Công nghiệp Á Mỹ (Lập Thạch) là một trong những doanh nghiệp có quy mô sản xuất gạch ốp, lát lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát đóng chân trên địa bàn. Ngoài những Công ty hoạt động ổn định, lâu năm như Viglacera Thăng Long (Phúc Yên), Prime Vĩnh Phúc thì có không ít các doanh nghiệp mới thành lập như Á Mỹ, TTC… có quy mô, công nghệ sản xuất lớn và hiện đại. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp đầu tư ồ ạt hàng loạt các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng dẫn đến tình trạng cung vượt cầu vào các năm 2018, 2019.

Dấu hiệu khủng hoảng thừa đã được Bộ Xây dựng cảnh báo nhiều năm trước và đến nay đã trở thành hiện thực, khiến nhiều doanh nghiệp lao đao vì lượng hàng tồn kho lớn. Có doanh nghiệp phải tận dụng triệt để cả khu vực sân vườn, lối ra vào để xếp hàng hóa do diện tích kho, bãi không đáp ứng được nhu cầu.

Để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lên phương án mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó, chú trọng các nước có tiềm năng như Malaysia, Trung Quốc, Ả rập Xê út, Afghanistan…

Tuy nhiên, khi sản phẩm chưa kịp tiếp cận tay người tiêu dùng thì "cánh cửa" mang tên Covid-19 đã đóng sập lại cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp.

Đại diện Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long (Phúc Yên) cho biết, hiện nay, doanh nghiệp có 3 dây chuyền sản xuất gạch ốp lát nhưng mới đưa vào khởi động 1 dây chuyền. Dự kiến, cuối tháng này sẽ tiếp tục chạy thêm dây chuyền thứ 2.

Mặc dù chưa chạy hết công suất, song sản lượng tiêu thụ khá chậm do phụ thuộc nhu cầu thị trường và tiến độ xây dựng các công trình. Hiện nay, do ảnh hưởng Covid-19, nhiều công trình đang tạm dừng, hoãn thi công do thiếu hụt công nhân, mặt bằng sản xuất...

Mặc dù chưa khởi động hết dây chuyền sản xuất, nhưng Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long vẫn phải cho 100% công nhân đi làm trở lại ngay sau Tết Nguyên đán bởi lo ngại tình trạng người lao động nghỉ việc.

Do chưa có phương tiện sản xuất, nên thay vì làm chuyên môn, nhiều tổ, đội công nhân phải duy trì thực hiện vệ sinh môi trường phòng, chống Covid-19; bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị, máy móc phục vụ việc tái sản xuất trong thời gian tới.

Được biết, trung bình mỗi năm, sản lượng tiêu thụ gạch ốp, lát các loại ở Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long ước hơn 8 triệu m2, tổng doanh thu đạt gần 600 tỷ đồng. Trước tình trạng cung vượt cầu, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, thời gian qua, doanh nghiệp phải nỗ lực điều chỉnh phương án, chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm giữ vững doanh thu, sản lượng tiêu thụ.

Đối mặt với thách thức về cung - cầu và thị trường, các doanh nghiệp đã chạy đua để đầu tư hệ thống, thiết bị nhằm từng bước tự động hóa sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không chạy theo sản lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cho ra mắt các dòng gạch ốp lát cao cấp nhằm tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo chi phí vận hành trong giai đoạn khó khăn…

Những năm gần đây, mặt hàng là một trong những sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh. Năm 2019, toàn tỉnh ước sản xuất gần 150 triệu m2 gạch ốp lát các loại, tăng gần 19% so với cùng kỳ.

Đây là một trong những nhóm sản phẩm công nghiệp có sức tăng trưởng cao, do đó, nếu không mở rộng được thị trường thì việc tiêu thụ mặt hàng này sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi Covid-19 đã và đang có những tác động rõ nét đối với tăng trưởng kinh tế của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, một trong những thị trường xuất, nhập khẩu lớn của Việt Nam.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, mới đây, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tham mưu, đề xuất tỉnh có biện pháp giải quyết, hỗ trợ phù hợp.

Đồng thời, tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ việc xuất, nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; tạo điều kiện cho nhà đầu tư, cán bộ quản lý, chuyên gia nước ngoài nhập cảnh sớm, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh và tiếp tục có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
 
VLXD.org (TH/ Báo Vĩnh Phúc)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng