DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp thép Trung Quốc dần chuyển hướng sang đầu tư vào Việt Nam

26/10/2018 - 08:42 SA

Những căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã khiến nhiều DN thép Trung Quốc dần chuyển hướng sang đầu tư tại các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Điều đó một lần nữa lại gia tăng áp lực cho các DN thép trong nước vốn đã chịu nhiều áp lực.
Việt Nam có thể bị vạ lây

Sự chuyển dịch này được cho là xu thế tất yếu bởi Việt Nam rất gần với Trung Quốc và trên thực tế, các DN thép của Trung Quốc đã có kế hoạch chuyển dịch sang thị trường Việt Nam từ nhiều năm trước. Xu thế dịch chuyển này đang đẩy các DN thép nội địa vào tình thế khó khăn, vốn trước đây, thép nội địa đã phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ thực trạng thép nhập từ Trung Quốc tràn lan trên thị trường, nay nguy cơ này lại càng bị đẩy lên cao. Số liệu thống kê cho biết, trong những tháng đầu năm, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2018, lượng sắt thép nhập khẩu đạt 4,28 triệu tấn, trong đó chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 1,82 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 42,5% tổng lượng sắt thép nhập khẩu.
 
doithuong247

Trước tình hình đó, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có đề xuất, kiến nghị lên Chính phủ không nên cấp phép đầu tư thêm trong giai đoạn hiện nay đối với nhiều sản phẩm thép đã dư thừa công suất. Theo VSA, nếu mở cửa để các nhà đầu tư ngành thép vào Việt Nam, khó có thể tránh được tình trạng các DN ngoại sẽ mượn thị trường Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm. Hơn thế, Việt Nam còn có thể bị vạ lây một khi các DN thép nước ngoài xuất khẩu sang các quốc gia khác với vỏ bọc “Made in Vietnam”.

Số liệu thống kê của VSA cho thấy, nguồn cung của Việt Nam đang ngày càng quá tải, và mức độ đã khá nghiêm trọng. Thị trường thép cán nguội của Việt Nam trong 4 năm qua đang tăng trưởng trung bình 8,6%/năm, nhưng theo tiêu chuẩn của năm 2016 thì nhu cầu hàng chính phẩm rất nhỏ, chỉ khoảng 200 nghìn tấn. Với nhu cầu này của thị trường trong nước, các DN Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng được. Do vậy, việc chấp thuận thêm các nhà đầu tư Trung Quốc là không cần thiết. Theo các DN thép không gỉ, việc thêm các DN ngoại sẽ khiến tỷ lệ hoạt động của DN trong nước chỉ còn dưới 30%. Như vậy DN trong nước khó có thể tồn tại, nguy cơ hỗn loạn thị trường rất lớn.

Vẫn theo quan điểm của các nhà sản xuất thép trong nước, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất nội địa mà sản phẩm thép nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Khi Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và một số nước EU, khó tránh được việc có thể bị kiện chống bán phá giá từ các quốc gia đó.

Ông Nguyễn Văn Sưa - Phó chủ tịch VSA nhấn mạnh: Các nhà đầu tư và các DN sản xuất trong nước vẫn có đủ khả năng để xây dựng cơ sở sản xuất thép với quy mô lớn là 5 - 6 triệu tấn/năm. Do đó việc đầu tư của các DN nước ngoài vào những mặt hàng mà Việt Nam có thể sản xuất là không cần thiết.

Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Trong một diễn biến khác ngày 15/10 vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3877/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét véc-ni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Bên yêu cầu trong vụ việc này là 4 nhà sản xuất thép phủ màu đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm: Cty CP Đại Thiên Lộc, Cty Tôn Phương Nam, Cty CP Thép Nam Kim và Cty CP Thép TVP.

Theo nguyên đơn cáo buộc, trong thời gian qua, lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc và Hàn Quốc có xu hướng gia tăng, hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước thể hiện qua việc suy giảm ở các số chỉ số như: công suất sử dụng, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tồn kho…

Sau khi tiến hành điều tra, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời theo quy định tại Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 81 của Luật Quản lý ngoại thương và Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, căn cứ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương có thể áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi biện pháp chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.

Do đó, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để đảm bảo quyền và lợi ích của chính mình theo quy định của pháp luật.

VLXD.org (TH/ Xây dựng)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng