DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Dư nguồn cung, tương lai doanh nghiệp xi măng không ít chông chênh

02/08/2016 - 04:23 CH

Trước thực trạng cung vượt cầu trên thị trường xi măng hiện nay, hầu hết doanh nghiệp trong ngành đều đưa ra nhiều giải pháp ứng phó. Nhưng, sức hấp thụ của thị trường có hạn, xuất khẩu cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt về giá, thì tương lai của các doanh nghiệp xi măng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới ra thị trường, sản phẩm chưa có thương hiệu, lại gánh nặng trên vai lãi vay đầu tư với không ít chông chênh.
Theo số liệu của Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), 6 tháng đầu năm 2016, tiêu thụ toàn ngành xi măng đạt gần 39 triệu tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ, đạt 51% kế hoạch. Ước tính, trong 7 tháng đầu năm, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ đã đạt 44 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu đạt gần 10 triệu tấn.

Căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2016 khoảng 75 - 77 triệu tấn, tăng 3,2 - 6% so với năm 2015, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 59 - 60 triệu tấn (tăng 4,5% - 6,3%),  xuất khẩu 16 - 17 triệu tấn (tương đương năm 2015).

doithuong247

Trong số các doanh nghiệp xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn (mã CK: BTS) công bố mức lợi nhuận quý II tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, với khoản  lãi từ chênh lệch tỷ giá là 17,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 50 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận riêng quý II của BTS đạt 70 tỷ đồng. Nhưng do quý I/2016 lợi nhuận giảm mạnh (giảm 116 tỷ đồng so với cùng kỳ) nên tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng năm 2016 của BTS chỉ đạt 91 tỷ đồng. Theo giải trình của bà Lê Thị Khanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán (CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn), do quý I lãi thấp, nên lợi nhuận sau thuế  lũy kế chỉ đạt 72,3 tỷ đồng, giảm 50,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Một “đại gia” xi măng thuộc họ Vicem là CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên 1 (HT1) cũng không khá khẩm hơn. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, Xi măng Hà Tiên 1 đạt 3.928 tỷ đồng doanh thu, tăng 7,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 371 tỷ đồng, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2015. Với mục tiêu đạt 957 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, kết thúc nửa đầu năm 2016, HT1 đã hoàn thành được 47,5% kế hoạch cả năm 2016. Do cạnh tranh trong tiêu thụ xi măng ngày càng lớn, tính đến 30/06/2016, hàng tồn kho của HT1 ở mức 748,3 tỷ đồng, tăng 22,6% so với đầu năm.

Ông Trần Việt Thắng, Tổng giám đốc Vicem cho rằng, tiêu thụ xi măng vẫn đang là vấn đề lớn của Vicem và các doanh nghiệp thành viên do thị trường dư thừa nguồn cung. Dù sở hữu các Nhà máy sản xuất từ Bắc đến Nam và địa bàn tiêu thụ trải rộng, nhưng nhà sản xuất nắm giữ 37% thị phần trên thị trường xi măng Việt Nam vẫn khẳng định, công tác củng cố và mở rộng thị trường vẫn đang được Vicem và các doanh nghiệp thành viên rốt ráo triển khai.

Tìm kiếm các giải pháp gia tăng thị phần và mở thêm địa bàn tiêu thụ của Vicem cùng các doanh nghiệp thành viên là việc không thể chậm trễ hơn, nếu muốn duy trì “phong độ” của nhà sản xuất, sở hữu các nhà máy có công suất gần 25 triệu tấn/năm.

Kèm theo đó, giá bán xi măng được Vicem thống nhất giữ giá trong thời gian dài, tránh gây xáo trộn để ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, dù chi phí đầu vào tăng. Tại thời điểm này, giá xi măng PCB30 của Hoàng Thạch được bán là 1,270 triệu đồng/tấn, PCB40 Tam Điệp có giá 1,170 triệu đồng/tấn, PCB40 Hoàng Mai giá 1,250 triệu đồng/tấn…

Thị phần của các nhà sản xuất hiện hữu như Vicem, Cẩm Phả, Thăng Long, khối xi măng Liên doanh đều có nguy cơ bị chia sẻ. Bởi theo kế hoạch, trong tháng 10 tới, thị trường xi măng trong nước sẽ đón thêm một dây chuyền 2,3 triệu tấn (6.000 tấn clinker/ngày) thuộc Nhà máy xi măng Long Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) do Công ty TNHH Long Sơn làm chủ đầu tư được đưa vào hoạt động. Cộng thêm với dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Công Thanh, công suất 3,6 triệu tấn hoàn thành chưa đầy 1 năm, rồi Vicem Bỉm Sơn… khiến địa bàn Thanh Hóa dày đặc nhà cung cấp với sản lượng gần chục triệu tấn.

Chưa hết, trong đầu quý IV/2016, Nhà máy xi măng Sông Lam, công suất  “khủng” 4 triệu tấn/năm sẽ được Tập đoàn Xi măng The Vissai đưa vào hoạt động giai đoạn I.

Tiêu thụ xi măng dẫu đã được cải thiện tại thị trường nội địa, kèm theo đó là xuất khẩu được duy trì, khiến kết quả hoạt động trong gần 7 tháng đầu năm của các doanh nghiệp xi măng đều có lãi. Dẫu thế, tương lai tiêu thụ những tháng còn lại của năm 2016 vẫn chưa dễ dàng do cầu tăng chậm, thị trường lại có thêm nguồn cung mới.

Theo Báo Đầu tư

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng