DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Ngành Xi măng sau 1 năm áp thuế suất xuất khẩu (kỳ 2)

26/09/2017 - 03:09 CH

Xuất khẩu lao đao, áp lực cạnh tranh ở thị trường nội địa đang ở mức cao và “cơn sóng ngầm” chấp nhận bán dù lỗ đã bắt đầu xảy ra... là nét phác họa chung về bức tranh ngành Xi măng hiện nay. Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn để thị trường không hỗn loạn? Xin giới thiệu loạt bài viết được đăng trên Báo Xây dựng.
>> Kỳ 1: Xuất khẩu xi măng lao đao, sóng ngầm trong nước gia tăng

Kỳ 2: Giải pháp nào trong “cơn bĩ cực”?

Không để “mất bò mới lo làm chuồng”, để giải quyết tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của ngành Xi măng hiện nay cần có giải pháp tổng thể từ chính sách đến các giải pháp thị trường của doanh nghiệp và sự thực thi quyết liệt từ nhiều phía.

Giảm thuế suất 5%?

Theo TS Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, xi măng là sản phẩm hoàn thiện, không phải "vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm" và không thuộc nhóm 211 nên không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật thuế xuất nhập khẩu 107, hay nói cách khác là không thuộc diện bị áp thuế xuất khẩu 5%. Vì vậy, ông Cung kiến nghị: Thay vì áp thuế suất 5% thì nên tăng thuế tài nguyên, như vậy Nhà nước thu được thuế nhiều hơn so với thu thuế xi măng xuất khẩu, đồng thời tránh được bất cập "thuế chồng thuế”.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh xuất khẩu Tập đoàn Xi măng The Vissai kiến nghị các cơ quan chức năng giảm mức thuế suất 5% cho doanh nghiệp xi măng, đồng thời hoàn thuế VAT cho mặt hàng xi măng xuất khẩu. Ông Đạt nhấn mạnh: Cùng lấy xi măng tại nhà máy nhưng doanh nghiệp trong nước phải chịu thuế VAT và khi xuất khẩu không được hoàn thuế, còn doanh nghiệp nước ngoài lại không phải chịu thuế VAT là không công bằng.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Tiến Đạt, đại diện Vicem cho biết: Đối với nguyên liệu đầu vào là tài nguyên khoáng sản như xi măng, các đơn vị cùng khai thác một loại tài nguyên nhưng mỗi đơn vị lại tính giá tính thuế tài nguyên khác nhau, dẫn tới giá trị chi phí nguyên liệu đầu vào là khoáng sản không cùng một mặt bằng giá, cùng một loại sản phẩm xi măng sản xuất ở các nhà máy khác nhau và khi xuất khẩu có sản phẩm bị đánh thuế, có sản phẩm không đánh thuế.

Theo đó, VICEM cho rằng, để tránh gây bất lợi cho một số đơn vị sản xuất xi măng trong ngành, đặc biệt các đơn vị thực hiện theo dõi, quản lý và kê khai nghiêm túc các chi phí đầu tư liên quan đến chi phí khoáng sản và chi phí năng lượng, đề nghị các cơ quan quản lý nên xem xét việc áp dụng một mức thuế suất đối với cùng một loại hàng hóa xuất khẩu.
 
doithuong247

Tái cấu trúc mạnh mẽ, thành lập tập đoàn lớn

Đại diện một doanh nghiệp xi măng cho rằng, nếu chúng ta làm được như Trung Quốc là yêu cầu bằng mệnh lệnh hành chính tất cả các nhà máy xi măng cắt giảm 40% công suất trong vòng 3 - 6 tháng để tạo sự khan hiếm xi măng, đồng thời tạm dừng hoạt động các nhà máy quy mô nhỏ dưới 1 triệu tấn, công nghệ cũ lạc hậu thì giá xi măng xuất khẩu mới không bị giảm hay bị ép giá và xi măng trong nước sẽ không bị dư thừa bán phá giá.

Hiện nay, cả nước có gần 100 dây chuyền sản xuất xi măng của hơn 40 đầu mối nắm giữ. Và thời gian tới ngành xi măng sẽ tái cấu trúc mạnh mẽ, sáp nhập liên kết tạo thành những tập đoàn xi măng lớn. Các thương vụ mua bán sáp nhập M&A là cách để ngành xóa bỏ doanh nghiệp xi măng quy mô nhỏ, phân tán, tạo thành những doanh nghiệp mạnh, những tập đoàn lớn, thương hiệu lớn.

Như vậy, để cân đối cung - cầu trong ngành xi măng hiện nay là một thực tế không đơn giản, các bộ ngành cũng như doanh nghiệp cần có các giải pháp thực thi hiệu quả.

Theo Báo Xây dựng
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng