DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ

12/10/2012 - 02:55 CH

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, Hội vật liệu xây dựng Việt Nam thị trường xi măng của ta vẫn đang cung vượt quá cầu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngành xi măng trở nên ế ẩm, thua lỗ.

Câu chuyện hàng loạt nhà máy xi măng làm ăn thua lỗ nặng nề, hàng sản xuất không tiêu thụ được dường như đã được báo trước. Từ tình hình kinh tế suy thoái, nhu cầu xây dựng trong nước tuy lớn nhưng từ trước đến nay thị trường xi măng trong nước vẫn luôn ở mức cung vượt quá cầu.

Xoay quanh việc bốn công ty xi măng gồm: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên rơi vào cảnh nợ nần do thua lỗ. Đáng chú ý trong số 4 công ty này, Công ty xi măng Đồng Bành, đơn vị được coi là “cánh chim đầu đàn” của ngành xi măng. Công ty xi măng Đồng Bành thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng COMA - Bộ Xây dựng.

Theo một số liệu thống kê thì số nợ của Công ty xi măng Đồng Bành của Ngân hàng ANZ - chi nhánh Hà Nội đã lên tới con số 747,850 tỉ đồng. Tính trong quý 1/2012 số tiền thua lỗ của công ty này khoảng gần 197 tỉ đồng.Trước đó, Bộ Tài chính đứng ra trả 3,5 triệu USD cho ANZ. Tuy nhiên, khoản này cũng chưa thấm vào đâu so với các món nợ phải trả cả gốc lẫn lãi trong 5 năm tới là trên 600 tỉ đồng.

Để độc giả có cái nhìn mới, lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng một loạt nhà máy xi măng làm ăn thua lỗ, nợ xấu trên bờ vực phá sản. Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Sỹ Liêm – P.Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam (nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ xây dựng).

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, tuy Chính phủ đã có chương trình phát triển ngành công nghiệp xi măng. Nhưng việc nhiều doanh nghiệp, tập đoàn “đổ xô” vào theo phong trào đầu tư vào ngành sản xuất vật liệu xây dựng cụ thể là ngành xi măng.

Nhưng việc đầu tư lớn trong khi nguồn lực thiếu và yếu. Thậm chí có nhiều đơn vị đầu tư thiết bị kỹ thuật hiện đại nhưng hàng sản xuất ra lại không cạnh tranh, không tiêu thụ được.

Lý giả nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp xi măng “chết yểu” hàng sản xuất ra không tiêu thụ được. TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyện 4 Công ty xi măng nói trên lâm cảnh nợ nần thua lỗ. Trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các Tập đoàn, các Tổng công ty là chính”.

Theo phân tích của TS Liêm “bắt bệnh” phải từ các Tổng công ty, mà trên nữa là đơn vị chủ quản khi đầu tư thiếu thận trọng. Cùng lúc đó nền kinh tế nói chung bị suy thoái, nhu cầu xi măng trên thị trường không còn nhiều. Việc ra đời hàng loạt các nhà máy xi măng trong khi thị trường đang cung vượt quá cầu dẫn đến hậu quả càng trầm trọng.

Hơn nữa các đơn vị doanh nghiệp không chỉ đầu tư riêng cho ngành xi măng. Ví dụ như Vinaconex ngoài đầu tư xi măng còn đầu tư thị trường bất động sản. Từ việc thị trường bất động sản chững lại ảnh hưởng tài chính của nhiều doanh nghiệp.

Khi nguồn vốn quay vòng cho sản xuất xi măng đã “chết” theo bất động sản cũng là lúc doanh nghiệp phải chạy vạy cầu cứu các ngân hàng. Đến khi có vốn quay vòng sản xuất, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ nợ nần.

Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, việc kinh doanh trên thị trường có sự suy thoái, phồn thịnh, có lãi có lỗ nhưng nhìn lại chính mỗi đơn vị kinh tế phải tự rút ra bài học. Thực tế nhiều Tập đoàn, Tổng công ty lớn đã mạnh rạn thoái vốn ở lĩnh vực kém hiệu quả. Dành nguồn vốn quay vòng cho các dự án khả thi đơn vị kinh tế hiệu quả.

Tuy nhiên theo TS Liêm đây cũng chưa phải cách hay, chính trong lúc khó khăn doanh nghiệp cụ thể các nhà máy xi măng như: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên, phải khẳng định được năng lực tự đứng vững trên thị trường. Không nên trông chờ vào Tổng công ty hay các Bộ, Ngành đơn vị chủ quản mình được.

Điều TS Phạm Sỹ Liêm lo lắng chí là việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nợ hàng trăm tỉ đồng ở các ngân hàng. Trong khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, điều này ảnh hưởng trước mắt đến chính đời sống người lao động. Tình trạng xấu nhất có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp này phá sản, chính người lao động, công nhân trong nhà máy là người chịu ảnh hưởng lớn nhất kéo theo hệ lụy thất nghiệp.

Chình vì lo lắng điều này nên các Bộ, Ngành chủ quản đã phải đứng ra trả nợ, bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp tại ngân hàng. Tuy nhiên các doanh nghiệp không thể mãi trông chờ vào nhà nước mà trước hết nên tự tìm cách vượt qua khó khăn. Có thể bằng việc quy hoặc không sản xuất ồ ạt, phải dựa vào đơn hàng thực tế điều này có thể tiết kiệm nguyên liệu, chi phí sản xuất. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, sản xuất “cầm hơi” như vậy không thể đủ việc làm không đủ trả lương cho công nhân.

Vì vậy theo TS Phạm Sỹ Liêm, không thể để các Công ty xi măng "chết" lúc này, bởi nếu để xảy ra phá sản đời sống công nhân, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết cần phải có giải pháp giãn nợ từ các ngân hàng cho doanh nghiệp từng bước giải quyết vấn đề.

Để có chiến lược dài hơi ở ngành sản xuất xi măng, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng cần phải có tầm nhìn xa hướng đến xuất khẩu sang thị trường có nhu cầu như Châu Phi. “Điều này muốn thực hiện được chính các doanh nghiệp phải năng động tìm thị trường. Thực tế với lục địa đen đang là nơi thu hút sự đầu tư lớn, nhu cầu xây dựng tái thiết lớn mặt hàng xi măng ở đây sẽ cần rất lớn là cơ hội cho xi măng trong nước đang ế ấm” – TS Phạm Sỹ Liêm cho biết thêm.

Rõ ràng thực trạng ngành xi măng phát triển ồ ạt dẫn đến làm ăn thua lỗ, hàng sản xuất ứ đọng đang là tín hiệu xấu không chỉ với ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo GDVN

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng