DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Vissai: Thành công từ sự nghiên cứu thị trường bài bản

13/10/2014 - 03:41 CH

Sở hữu 5 nhà máy có sản lượng 7,6 triệu tấn xi măng và đội ngũ lao động lên tới 5.000 người; là một trong những thương hiệu lớn của Việt Nam đã có mặt ở nhiều công trình lớn trên thế giới... những kết quả đó mà Tập đoàn Xi măng The Vissai có được đó đều bắt đầu từ sự nghiên cứu thị trường bài bản, ông Hoàng Mạnh Trường - Chủ tịch Tập đoàn The Vissai đã khẳng định như vậy.
Khởi động đầu tư nhà máy xi măng đầu tiên vào năm 2004 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam mới chập chững trong bước đường hội nhập, Việt Nam đang tiến đến giai đoạn cần phải được cấu trúc lại, nên khi bước vào sân chơi này, The Vissai đã sẵn sàng cho những khó khăn nhìn thấy trước và bằng những sáng tạo riêng, cách làm riêng để vững vàng bước qua.

Trong giai đoạn này, Tập đoàn đẩy mạnh thiết lập kênh bán hàng tại 63 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước, với gần hàng trăm nhà phân phối cấp 1 bán hàng trực tiếp và giao hàng tận nơi cho người tiêu dùng (cả nước là khoảng 30.000 cửa hàng), bên cạnh đó Vissai được xuất đi khắp các thị trường quốc tế.

Không chỉ thế, để phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, Tập đoàn còn chú trọng đầu tư đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhất, áp dụng quy trình công nghệ tiệm cận các xi măng thế giới đang vận hành; đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động lành nghề nhất, kể cả cán bộ và công nhân đứng máy; liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị, các hãng công nghệ, sản xuất và phân phối xi măng toàn cầu... đó chính là phương châm hoạt động của Tập đoàn.

Quán triệt phương châm hoạt động này ngay từ lúc khởi đầu đầu tư xây dựng nhà máy, vì thế, khi các dây chuyền đã chạy ổn định, Vissai luôn có bên cạnh các tên tuổi xi măng lớn trên thế giới như Tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ), Tập đoàn Heidelberg Cement, International Materials Inc, Tập đoàn Cemex (Mexico), Tập đoàn Evermont Group (Đài Loan)... Các tập đoàn hùng mạnh đó, ngoài việc là bạn hàng thân thiết, cũng hỗ trợ Vissai cả về kinh nghiệm điều hành sản xuất và công tác thị trường.



Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của Vissai là sang Bangladesh với khối lượng lên tới cả triệu tấn. Đó là con số trong mơ đối với các nhà sản xuất nội địa trong thời điểm xi măng đang bị khủng hoảng thừa. Tiếp sau đó, Vissai đã có mặt tại Indonesia, Philippines. Tới thời điểm này, thị trường Australia, Pháp và Mỹ đã có mặt trong bản đồ xuất khẩu của Vissai với sản lượng cả triệu tấn/năm.

Làm được việc này không hề dễ dàng, không chỉ bởi mức chuẩn cao của các thị trường này, mà còn vì thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thế giới gần như là con số không. Và để đưa được thương hiệu Vissai ra thế giới một cách bền vững, yếu tố đầu tiên và duy nhất là chất lượng. Từ ngày cho ra lò mẻ xi măng đầu tiên đến nay, chất lượng hàng mang nhãn hiệu Vissai luôn luôn được duy trì ổn định.

Việt Nam có nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi rất sẵn với trữ lượng hàng tỷ m3, giá tương đối thấp và cạnh tranh, vì vậy nếu tận dụng được lợi thế này thì xuất khẩu xi măng có lợi nhuận không tồi. Tận dụng và khai thác tốt lợi thế này, hiện giờ, Vissai đã bắt đầu hái “quả ngọt”. Hợp đồng xuất khẩu dài hạn xấp xỉ 1 triệu tấn/năm sang thị trường Australia được ký vào năm ngoái khiến các doanh nghiệp trong ngành xôn xao. Mới đây nhất, vượt qua được nhiều nhà cung cấp xi măng lớn Vissai đã được chọn làm nhà cung duy nhất cho Ciments de Bourbon với hợp đồng xuất khẩu 5 năm đưa sản phẩm tới đảo Reunion Island thuộc Pháp để xây dựng đường cao tốc. Những chuyến hàng đầu tiên trong hợp đồng sẽ cập cảng để phục vụ khởi công dự án này vào tháng 9/2014. Lãnh đạo Vissai sẽ có mặt tại sự kiện quan trọng này.

Với một số thị trường khó tính, để có được hợp đồng xuất khẩu trong điều kiện luôn luôn bị đem so sánh với sản phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí so cả với Tập đoàn SCG Cement của Thái Lan, thương hiệu lừng lẫy trong ngành vật liệu của Đông Nam Á, Vissai đã tìm cách để chinh phục khách hàng khó tính này rất bình dị. Bằng cách mời chuyên gia của họ sang Việt Nam, đề nghị các chuyên gia kỹ thuật tham dự điều hành sản xuất tại nhà máy Vissai, trực tiếp làm việc tại nhà máy, tiếp cận hệ thống thiết bị của Vissai... qua đó Vissai đã giành trọn lòng tin và sự công nhận của khách hàng về sản phẩm cũng như năng lực của mình.

Với quan điểm, không xuất khẩu bằng mọi giá, Tập đoàn luôn chào giá bán xi măng không thấp hơn so với các đối thủ. Và để chinh phục được khách hàng khó tính, thì năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và uy tín, kinh nghiệm của doanh nghiệp trên thương trường chính là thước đo chính, chứ không phải là giá thấp. Đây cũng là con đường mà Vissai đã, đang và sẽ kiên định đi theo, ông Hoàng Mạnh Trường -Chủ tịch Tập đoàn xi măng The Vissai cho biết.

Trong thời gian tới, Vissai đã có kế hoạch đưa xi măng Việt Nam đến nhiều công trình lớn trên thế giới của Vissai, đó là những công trình có giá trị  và đòi hỏi cao, có sự cạnh tranh của các đối thủ lớn đến từ Thái Lan, Trung Quốc hay Nhật Bản… nhằm đưa xi măng Vissai vươn xa ngoài lãnh thổ Việt Nam.

VLXD.org
(TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng