DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Xi măng Đồng Lâm tập trung ổn định sản xuất, vượt qua giai đoạn khó khăn

19/11/2022 - 11:44 SA

Giá nguyên vật liệu tăng cao, khan hiếm nguồn cung nhiên liệu sản xuất, thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm phải có những giải pháp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.
Theo Công ty CP , ngay từ đầu năm 2022, giá nguyên vật liệu tăng cao, Xi măng Đồng Lâm gặp nhiều khó khăn đối với nguồn cung nhiên liệu cho sản xuất (than cám), giá than tăng cao trong khi giá xi măng tăng không đáng kể. Dù giá than tăng gấp đôi so năm ngoái, nhưng nguồn cung than luôn thiếu hụt, chất lượng không đạt yêu cầu, sản lượng không đáp ứng cho sản xuất. Đã xảy ra tình trạng dừng sản xuất do hết than vào tháng 4/2022 và nguy cơ dừng máy do chất lượng than quá kém, dính bám nặng trong hệ thống.

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, do biến động thị trường mà từ đầu năm 2022 thị trường tiêu thụ xi măng cạnh tranh hết sức khốc liệt, nhiều đơn vị bán phá giá thị trường để đẩy hàng tồn và tăng thị phần. Trong khi đó, từ tháng 4 tiêu thụ clinker bắt đầu khó khăn, silo chứa clinker luôn tình trạng đầy, khiến cho dây chuyền sản xuất clinker nhiều lần dừng chờ trống silo mới chạy lại. Phát sinh chi phí rất lớn mỗi khi sấy lò chạy lại dây chuyền, cũng như phát sinh hư hỏng về thiết bị và vật liệu chịu lửa trong hệ thống nung luyện. Đến cuối năm thì ảnh hưởng mưa bão lũ cũng gây sụt giảm mạnh sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker.

doithuong247
Xi măng Đồng Lâm tiếp tục đầu tư công nghệ để phục vụ cho khách hàng.
 
Sản xuất của Xi măng Đồng Lâm gặp nhiều khó khăn khi tiếp nối năm 2021, sang đầu năm 2022 dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp ở Việt Nam và ở khu vực nhà máy, công ty phải tuân thủ các quy định phòng 5K của Bộ Y tế, phải tuân thủ quy định giãn cách, cách ly phòng dịch nên ít nhiều ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và phát sinh các chi phí phòng, chống dịch. Công ty đã triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp và duy trì được hoạt động sản xuất nhà máy ổn định, nguồn lực luôn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.

Để khắc phục những khó khăn về nguồn cung ứng than cho sản xuất,  đã có nhiều giải pháp ứng phó, khắc phục khó khăn trong sản xuất như: nghiên cứu tìm giải pháp vận hành hiệu quả, tối ưu, phù hợp với từng lô than, từng đống than nhập về để duy trì sản xuất. Điều độ công suất máy phù hợp để vừa duy trì chạy lò, vừa đảm bảo các chỉ số tiêu hao điện, tiêu hao nhiệt không tăng quá cao. Tìm mua thêm nguồn than nhập khẩu để bù trừ, khắc chế các khiếm khuyết của than nội và triển khai công tác tiết kiệm chi phí điện năng, nhiệt năng trong quá trình vận hành sản xuất.

Đối với khó khăn về thị trường tiêu thụ, Xi măng Đồng Lâm đã kết hợp công tác sửa chữa bảo trì máy những thời điểm lò dừng do đầy silo. Tiết giảm chi phí bằng cách điều độ, sử dụng nhân lực nội bộ hiệu quả, thực hiện các công việc sửa chữa, bảo trì thay vì phải đi thuê ngoài như trước đây.

Để khắc phục những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, thời điểm dịch còn diễn biến căng thẳng nhất, Xi măng Đồng Lâm đã triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp như tăng cường công tác tuyên truyền, ý thức phòng dịch Covid-19 đến toàn thể cán bộ công nhân người lao động Công ty và nhà thầu đến nhà máy. Tổ chức nhiều đợt đào tạo nhân sự thay thế để có thể thay thế cho nhau khi có nhân sự bị cách ly do nhiễm bệnh. Tăng cường hội họp, làm việc online, hạn chế tối đa nhân sự đến nhà máy. Đồng thời, trang bị đầy đủ vật tư phòng, chống dịch, trang bị máy đo nhiệt độ tự động tại cổng nhà máy...

Ông Phạm Phước Hiền Hòa chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn đó, Xi măng Đồng Lâm đã tiếp tục đầu tư công nghệ để phục vụ cho khách hàng, cụ thể nhà máy đã đầu tư thiết bị cẩu trục, nhà kho, mái che để tăng công suất giao xi măng bằng bàng võng 1 tấn, 2 tấn để đa dạng phương thức giao hàng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, tăng năng suất giao hàng cho khách, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng và đảm bảo giao hàng cả trong thời tiết mưa bão kéo dài. Dự kiến, tháng 12/2022 Xi măng Đồng Lâm tiếp tục đưa vào hoạt động máy đóng bành xi măng tự động, nhằm tăng thêm thuận lợi, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.

Xi măng Đồng Lâm cũng đang đẩy nhanh lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải phát điện, vừa bảo vệ môi trường vừa tiết giảm lượng sử dụng điện lưới, tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần giảm quá tải lưới điện quốc gia.

Năm 2022, dù Công ty gặp nhiều khó khăn nhưng  vẫn luôn duy trì các hoạt động cộng đồng, trách nhiệm với xã hội. Đồng Lâm đã ủng hộ gần 70 tấn xi măng, cùng 50 triệu đồng cho chính quyền và Nhân dân xã Phong Chương thực hiện chương trình xây dựng NTM. Đồng thời, đã ủng hộ hơn 4.000 tấm đan bê tông (kích thước 500x500x50mm) cho các xã Phong Chương, Phong Hiền, Phong Mỹ (Phong Điền) lát sân trường học, giúp ngôi trường khang trang, sạch đẹp hơn.

VLXD.org (TH/ Báo TT Huế)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng