DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Thị trường VLXD

Tăng cường sử dụng VLXD không nung

15/11/2012 - 11:16 SA

Sáng ngày 4/5/2012, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 16/4/2012của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch sét nung. Hội nghị có sự hiện diện của đại diện các tổng Cty, Cty thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, lãnh đạo sở xây dựng các tỉnh thành phía Bắc, từ Thừa - Thiên - Huế trở ra.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: "Các tỉnh cần quyết liệt xóa bỏ lò gạch thủ công".

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh: "Đề nghị lãnh đạo sở Xây dựng các tỉnh (còn tồn tại các lò gạch thủ công) tăng cường và chủ động tham mưu cho UBND tỉnh quyết liệt xóa bỏ lò gạch thủ công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng đã đặt ra".

Những con số lo ngại


Số liệu thống kê của Vụ Vật liệu Xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: Riêng năm 2011, sản lượng gạch sét nung của cả nước ước đạt 20,9 tỷ viên, chiếm 83,7% tổng số vật liệu xây, sản lượng gạch sản xuất bằng lò thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 35 - 40%.

Trong khi đó, theo phân tích của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thì, để sản xuất ra 1 tỷ viên gạch đất sét nung quy tiêu chuẩn cần sử dụng 150.000 tấn than, phát thải 0,57 triệu tấn khí CO2 ra môi trường và tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét. Khối lượng đất sét này, nếu khai thác với độ sâu 2m, sẽ trải rộng trên diện tích 75ha đất nông nghiệp.

Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD đến năm 2020, nhu cầu sử dụng vật liệu xây của nước ta ước khoảng 42 tỷ viên. Số lượng này, nếu dùng hoàn toàn bằng gạch sét nung, sẽ tiêu tốn mỗi năm từ 57 - 60 triệu m3 đất sét, tương ứng với 2.800 - 3.000ha đất nông nghiệp, bằng diện tích của một xã. Nói cách khác, nếu không có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời phát triển vật liệu thay thế thì mỗi năm, chúng ta có nguy cơ mất trắng một xã để lấy đất nông nghiệp làm gạch sét nung.

Chính sách quyết liệt


"Sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung không những giúp chúng ta gìn giữ đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội" - Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói.

Ngay từ năm 2010, Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-Ttg vào ngày 28/4/2010về Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Theo đó, phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu này thay thế gạch sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015 và từ 30 - 40% vào năm 2020.

Song xuất phát từ thực tế hiện nay, việc sử dụng gạch sét nung vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các công trình xây dựng (83,7%) và tại nhiều địa phương vẫn còn tồn tại phổ biến lò gạch thủ công, như các tỉnh, thành: Thành phố Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Long, An Giang... Nên Bộ Xây dựng tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chị thị số 10/CT-Ttg về việc tăng cường sử dụng VLX không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch sét nung, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng tài nguyên đất sét, nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch sét nung.

Chỉ thị nêu rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng tiếp tục xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch sét nung, tiến tớichấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Theo tinh thần Chỉ thị số 10/Ct-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã đưa ra những quy định cụ thể về công nghệ sản xuất gạch đất sét nung; quy định lộ trình cụ thể xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, khu vực các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương, các khu vực thị xã, thị tứ, khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu của các tỉnh còn lại phải chấm dứt hoạt động và năm 2012 với lò thủ công và thủ công cải tiến. Đối với lò đứng liên tục, chậm nhất vào năm 2015 phải chấm dứt hoạt động. Ngoài ra, Bộ cũng quy định các tiêu chuẩn sản phẩm VLXD không nung cũng như việc sử dụng VLXD không nung trong các công trình xây dựng.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng