Những chiếc nắp chai ít khi có tên trong danh sách của các cơ sở thu mua phế liệu bởi giá trị tái chế quá nhỏ nhưng chi phí lại cao. Vì vậy chúng thường bị lãng quên, tồn đọng tại nhiều hàng quán, lề đường, bãi rác.
Hình ảnh này gây trăn trở cho Thành, cậu sinh viên năm ba tại An Giang. Vừa đi học, vừa phụ gia đình bán nước, hàng ngày Thành chứng kiến vô số nắp chai bia bị bỏ lại ở quán. Vốn học ngành kỹ thuật, lại có thói quen sưu tầm nắp chai để chế tạo ra những vật dụng nhỏ, Thành đã bày tỏ suy nghĩ này với nhân viên của Tiger trong một lần nhập hàng. Chàng sinh viên hy vọng một ngày nào đó chiếc nắp chai sẽ góp phần tạo nên những công trình có ý nghĩa, thiết thực cho cộng đồng.
Thành tin rằng, những chiếc nắp chai tuy bị bỏ quên nhưng không hề vô nghĩa.
Thành tin rằng, những chiếc nắp chai tuy bị bỏ quên nhưng không hề vô nghĩa.
Ý tưởng này được lãnh đạo Tiger đón nhận vì phù hợp với định hướng phát triển của thương hiệu. Từ lâu, công ty đã thực hiện các chiến lược phát triển bền vững thông qua việc cải thiện đời sống cộng đồng và bảo vệ môi trường. Nhãn hàng luôn tăng cường nỗ lực tiết kiệm và tái chế từ nguồn nước, điện, đến rác thải sản xuất để giảm thiểu áp lực cho môi trường tương lai.
Tái chế nắp chai thành vật liệu xây cầu
Tiger đã đầu tư nghiên cứu, tìm cách tái chế nắp chai thành thép xây dựng, mang đến những công trình mới, cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng. Kết quả của quá trình này là chiếc cầu Kênh Năng Ấp 7 dài hơn 30 mét tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Cây cầu thay thế cho chiếc cầu cũ đã xuống cấp, giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận tiện, dễ dàng hơn.
Ý tưởng của chàng sinh viên đã thành hiện thực, giúp cải thiện đời sống của người dân địa phương.
Trước đó, hàng tấn nắp chai bia do người dân đóng góp, thu thập từ các điểm bán lẻ được chuyển giao cho các công ty tái chế có kinh nghiệm. Tại đây, nắp chai được xử lý ở nhiệt độ thấp giúp ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình bóc tách lớp cao su bên trong nắp.
Sau đó, nắp chai được nung chảy và phối trộn với các nguyên liệu khác để trở thành sắt xây dựng, sử dụng trong quá trình xây cầu.
Càng nhiều nắp chai thu thập được, càng nhiều công trình từ nguyên liệu tái chế được tạo ra.
Sắp tới, Tiger sẽ xây dựng chiếc cầu tiếp theo tại huyện Hóc Môn, TP HCM, dự kiến khánh thành vào tháng 1/2020. Đây là minh chứng cho nỗ lực thực hiện cam kết đóng góp cho cộng đồng, luôn lắng nghe người dùng, bảo vệ môi trường của Tiger cũng như Công ty nhà máy bia Heineken Việt Nam.
Heineken Việt Nam là doanh nghiệp bền vững Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018 theo công bố của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chung tay với hoạt động của Tiger, những chiếc nắp chai sẽ không còn là rác thải mà trở thành vật liệu ý nghĩa, xây nên những chiếc cầu mới, giúp đời sống người dân cải thiện.
VLXD.org (TH/ VnExpress)