DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Sử dụng rác thải khẩu trang để sản xuất gạch xây dựng

10/02/2022 - 04:05 CH

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi khía cạnh của đời sống con người và nền kinh tế toàn cầu. Ước tính, trong thời kỳ dịch bệnh, có khoảng 129 tỉ khẩu trang sử dụng một lần bị vứt bỏ mỗi tháng trên toàn cầu và không ít trong số đó bị đưa đến các bãi rác, trôi ra các đại dương. Để giảm thiểu mối nguy hại này cho môi trường, nhiều sáng kiến được được ra để mang lại “đời sống thứ hai” cho những chiếc khẩu trang bị vứt bỏ, chẳng hạn như sử dụng chúng để sản xuất gạch xây dựng.
Tại Ấn Độ, công ty khởi nghiệp (startup) Eco Eclectic Technologies của Ấn Độ đang tận dụng nguồn rác thải khổng lồ từ khẩu trang và đồ bảo hộ y tế trong đại dịch Covid-19 để sản xuất gạch xây dựng.

doithuong247
Binish Desai, người sáng lập Eco Eclectic Technologies, startup sử dụng rác khẩu trang và đồ bảo hộ y tế để sản xuất gạch xây dựng.

Sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Binish Desai, 26 tuổi, người sáng lập Eco Eclectic Technologies, trăn trở khi chứng kiến một tác động khác từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh này, đó là việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như khẩu trang, đồ bảo hộ y tế (PPE) ngày càng tăng.

Anh nói: “Tất cả sản phẩm này được sản xuất để dùng cho một lần và sau đó bị vứt bỏ luôn mà không tái chế”.

Sau đó, Desai đã nhìn thấy tiềm năng tái sử dụng những chiếc khẩu trang làm từ các sợi nhựa mà anh ta vứt bỏ hàng ngày sau khi sử dụng. Anh khử trùng rồi cắt nhỏ chúng để trộn với các sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất kẹo cao su và rác thải từ các nhà máy giấy, đóng vai trò như một chất kết dính và bột giấy.

Thành quả thu được là một viên gạch, có độ chắc chắn gấp ba lần so với các sản phẩm gạch truyền thống ở Ấn Độ. 52% thành phần của mỗi viên gạch như vậy là rác khẩu trang hoặc đồ PPE, phần còn lại là bột giấy thải và chất kết dính. Viên gạch này nhẹ hơn, có thể tái chế và giá bán chỉ bằng một nửa so với gạch nung thông thường.

Những viên gạch này đã được sử dụng để xây nhà ở, trường học và nhà vệ sinh tại Ấn Độ. Chúng là một trong những sản phẩm kinh doanh cốt lõi của Eco Eclectic Technologies với công suất 7.000 - 8.000 viên mỗi ngày. Để xây dựng một căn phòng rộng 200 mét vuông sẽ cần khoảng 3.000 viên gạch như vậy.

Không chỉ phục vụ các khách hàng ở Ấn Độ, Eco Eclectic Technologies còn nhận được cuộc gọi từ khắp nơi trên thế giới để hỏi mua sản phẩm gạch làm từ rác y tế và đã nhận đơn đặt hàng từ Úc, Mỹ, Philippines và Brazil.

Desai nói: “Tính bền vững không tốn kém nhưng chúng ta cần các giải pháp thị trường đại chúng, chứ không chỉ các giải pháp trong phòng thí nghiệm”.

Một số sáng kiến ​​khác cho thấy rác thải lâm sàng có thể được khử mầm bệnh và tái chế. Tại Anh, chiếc máy nén nhiệt “SteriMelt” của Tập đoàn Thermal Compaction Group, có trụ sở ở Cardiff, hiện đã có mặt tại một số bệnh viện ở nước này. Nó có nhiệm vụ khử trùng và nung chảy rác khẩu trang, rèm che, vật tư y tế bằng vải thành những viên nhựa có thể tái sử dụng. ReWorked, một công ty tái chế khác ở Anh, “cách ly” rác thải PPE trong 72 giờ, trước khi băm nhỏ rồi đúc thành các tấm ván nhựa để sử dụng trong xây dựng hoặc lắp đặt cho cửa hàng.
 
VLXD.org (TH/ Financial Times, Inceptivemind)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng