Bê tông xanh là vật liệu xây dựng đang được nghiên cứu ứng dụng nhằm góp phần giải quyết tình trạng ngập úng tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM.
>> Bê tông xanh: Vật liệu xây dựng thân thiện môi trường
>> Bê tông xanh hơn nhờ Graphene
Tại hội thảo "Xu hướng công nghệ - Vật liệu trong công trình xây dựng" do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp dụng các vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường góp phần chống ngập hiệu quả là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Ứng dụng vật liệu bê tông xanh trong chống ngập úng đô thị
Việc áp dụng các vật liệu xanh theo hướng xã hội hóa, vừa hiệu quả trong giải pháp chống úng ngập cho các đô thị, vừa giảm ngân sách cho nhà nước lụt là trong một giải pháp mang tính tổng thể.
Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu, sản xuất một số loại vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình ngầm, đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả như bằng vật liệu bê tông hữu cơ polymer, bê tông hốc rỗng…
Bê tông hữu cơ polymer hay còn gọi là bê tông xanh, đây là một vật liệu tổng hợp bao gồm các cốt liệu thông thường như cát, đá sỏi và chất kết dính polyme hữu cơ tổng hợp. Trên thực tế, các loại vật liệu góp phần chống ngập như polymer cũng đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng vào các công trình quan trọng.
Tương tự, bê tông hốc rỗng với khả năng thoát nước tốt cũng là một giải pháp khả thi được nhiều cơ quan, đơn vị ứng dụng thực tế.
Cụ thể, với bê tông hốc rỗng có độ rỗng từ 20-25%, độ dày 20cm thì sẽ trữ được 4-5cm nước. Với việc sử dụng bê tông hốc rỗng, bề mặt vỉa hè được nhìn nhận như là một bề mặt thoát nước và trữ được nước góp phần làm giảm tải ngập úng đô thị.
VLXD.org (TH/ Cafeland)