DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Xử lý kim loại nặng trong bùn thải bằng khoáng apatit

31/12/2014 - 06:07 CH

Sử dụng khoáng apatit xử lý kim loại nặng trong bùn thải là một phương pháp có nhiều ưu điểm trong xử lý giảm thiểu các chất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp khai khoáng.
Đây là kết quả của Đề tài “Nghiên cứu sử dụng khoáng apatit để xử lý các kim loại nặng trong bùn thải quặng đuôi” do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) thực hiện.

Theo các nhà khoa học, khai thác, chế biến khoáng sản nói chung và khai thác chế biến quặng chì - kẽm nói riêng là ngành công nghiệp mang tính động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng khoáng sản. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là nguy cơ và trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường của các vùng khoáng sản. Việc nghiên cứu sử dụng nhóm quặng trong nước có giá trị kinh tế không cao để xử lý vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm vừa tiết kiệm chi phí.

 
Xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm là nhiệm vụ bắt buộc trong ngành khai khoáng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu suất xử lý ion Pb và Zn của các loại vật liệu apatit sau 8 giờ xử lý đều cao, cụ thể Pb > 97%; Zn > 80%. Tuy nhiên, xét về góc độ kinh tế thì các quặng apatit I; apatit II; apatit III đều có giá trị kinh tế cao, sau khi khai thác nhóm quặng này được đưa vào sử dụng ngay cho công nghiệp sản xuất phân bón. Trong khi đó, quặng apatit IV và tảng sót hiện nay chưa được sử dụng, giá trị kinh tế không cao. Dựa trên kết quả này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn apatit IV và tảng sót để nghiên cứu làm vật liệu xử lý ion Pb, Zn.

Hiệu quả xử lý ion Pb và Zn cho thấy: ở cả phương pháp nghiên cứu (mẻ và cột) đều cho hiệu quả xử lý các ion Pb và Zn có trong quặng đuôi chì kẽm cao, hiệu suất xử lý ion Pb; Zn đều trên 90%. Đối với phương pháp mẻ thì thời gian xử lý nhanh hơn (4 ngày) còn đối với phương pháp cột là khoảng 11 ngày trên cả vật liệu apatit tự nhiên và biến tính. Tuy nhiên quá trình xử lý ion Pb diễn ra nhanh hơn ion Zn.

VLXD.org (Nguồn: Báo Công Thương)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng