DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Bà Rịa - Vũng Tàu đi đầu khu vực phía Nam về sản xuất và sử dụng VLXKN

27/12/2017 - 02:34 CH

Với thành công trong việc triển khai thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN), Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một trong những tỉnh đi đầu khu vực phía Nam về sản xuất và sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng.
Thế mạnh vật liệu xanh…

Năm 2012, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng xanh khá tham vọng để phục vụ cho các công trình xây dựng của tỉnh và cung cấp cho thị trường bất động sản TP.HCM cũng như vùng Đông Nam Bộ. Để thực hiện kế hoạch này, tỉnh giao Sở Xây dựng làm việc với 25 doanh nghiệp vật liệu xây dựng cùng 19 điểm mỏ đá đã được cấp phép và đang tiến hành khai thác, sản xuất đá xây dựng với tổng trữ lượng dự báo khoảng trên 100 triệu m3 phân bố chủ yếu tại huyện Tân Thành và TP. Bà Rịa.

Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng dựa vào thế mạnh là số lượng doanh nghiệp phát triển vật liệu gạch không nung, xi măng cốt liệu nhiều nhất Đông Nam Bộ với những công ty lớn như DIC, Busadco…
 
doithuong247
Bà Rịa - Vũng Tàu có số lượng lớn doanh nghiệp sản xuất VLXKN.

Ông Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mỗi địa phương sẽ được đầu tư ít nhất là một cơ sở sản xuất VLXKN với công suất từ 10 - 60 triệu viên QTC/năm để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của từng địa phương, cũng như cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận.

“Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 đơn vị đầu tư sản xuất VLXKN, với tổng công suất đạt khoảng trên 200 triệu viên QTC/năm. Những dây chuyền lớn như Nhà máy gạch không nung của Công ty cổ phần Thành Chí  với 2 dây chuyền sản xuất với công suất 30 triệu viên QTC/năm, nhà máy gạch không nung An Ngãi TPT của Công ty Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh có công suất 20 triệu viên QTC/năm, nhà máy gạch không nung của Cty Đại Hồng Sơn với 2 dây chuyền công suất 30 triệu viên QTC/năm…”, ông Hưng cho biết.

Cũng theo ông Hưng, hiện tỉnh có những nhà máy được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam hiện nay để sản xuất việt liệu xanh như Công ty Thành Chí và Tân Phước Thịnh. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh trước đây đơn thuần là doanh nghiệp xây dựng. Do nhu cầu của thị trường, Tân Phước Thịnh đã đầu tư nhà máy gạch không nung An Ngãi, nằm ngay trong khu Tiểu thủ công nghiệp do chính đơn vị làm chủ đầu tư, nhà máy có công suất 20 triệu viên QTC/năm với dây chuyền hiện đại từ khâu cấp liệu và cho ra thành phẩm.

Ông Nguyễn Thế Thường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thành Chí cho biết, hiện công ty là chủ đầu tư nhiều mỏ đá xây dựng trên địa bàn tỉnh, với trữ lượng hơn 12 triệu m3, công suất khai thác 700.000 m3/năm, trên dây chuyền công nghệ Titan tiên tiến do Cộng hoà Liên bang Nga sản xuất. Dây chuyền này có khả năng cung cấp tất cả các loại đá xây dựng chất lượng cao theo nhu cầu của khách hàng, đặc biệt đá 5x16 mm và 5x19 mm, cát nhân tạo làm từ đá thay cho cát tự nhiên.

…nhưng vẫn gặp khó

Sự phát triển vật liệu xây dựng xanh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá đi đầu tại các tỉnh Đông Nam Bộ, nhưng theo Sở Xây dựng địa phương này, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXKN đang gặp phải khó khăn đó là chưa được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Quyết định 567 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 108 ngày 22/9/2006 của Chính phủ.

Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đang sản xuất khi mở rộng đầu tư sản xuất VLXKN không được hưởng các chính sách ưu đãi hoặc tiếp cận với các chính sách ưu đãi. Đặc biệt là các ưu đãi là về thuế xuất, thuế nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất VLXKN, miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng nhà máy hoặc miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Điều này đang được cho là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Theo ông Thường, khi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại về hoạt động thì công ty ông và những doanh nghiệp khác không hề được hưởng ưu tiên về thuế lẫn chính sách nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách cấp phép khai thác đá, cát để sản xuất vật liệu xây dựng xanh hiện cũng khó khăn vô cùng. “Điều này đã kìm hãm doanh nghiệp trong việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện môi trường.

Chính phủ kêu gọi xóa bỏ những nhà máy vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích các công ty nhập máy móc mới, thực hiện sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, không gây ô nhiễm… Nhưng chính sách hỗ trợ hoặc chưa đầy đù hoặc chưa đến được với doanh nghiệp”, ông Thường nói.
 
VLXD.org (TH/ Đầu tư BĐS)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng