DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường (P1)

03/10/2014 - 08:04 SA

Từ lâu trên thế giới, khái niệm “vật liệu thân thiện với môi trường” không còn xa lạ. Tại Việt Nam, những năm gần đây, việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với đang trở thành xu hướng của ngành công nghiệp VLXD. Hiện tại, trên thị trường xuất hiện nhiều loại VLXD thân thiện với môi trường, có những tính năng vượt trội so với những loại vật liệu xây dựng cũ.
1. Vật liệu thân thiện môi trường là gì?

Vật liệu thân thiện môi trường là vật liệu được sử dụng theo các phương pháp thân thiện với môi trường; đáp ứng được các tiêu chí như: được tạo ra từ các vật liệu tái chế hoặc chất thải từ các ngành công nghiệp khác, giảm thiểu tối đa sự phát tán chất thải...

2. Các loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Các vật liệu truyền thống:

Các vật liệu truyền thống như tre, gỗ, các sản phẩm từ tự nhiên, các chế phẩm có nguyên liệu từ chúng. Tất nhiên đây là những sản phẩm được trồng để khai thác nguyên liệu chứ không phải do chặt phá rừng và phá hại .

Ở nước ta nguồn nguyên liệu này rất phong phú và nếu được quy hoạch trồng và khai thác hợp lý sẽ là giải quyết được các nhu cầu cần thiết về vật liệu xây dựng của xã hội.

Kính :
 

Hiện nay loại kính tiết kiệm năng lượng hiện có trên thị trường Việt Nam là kính Low-E.

Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Điều này khẳng định tính năng ưu việt của sản phẩm, giúp cho căn phòng bạn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa.

Công dụng của kính Low-E: Ngăn chặn và làm giảm sự  truyền  nhiệt từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài, giúp cho công trình luôn ổn định mức độ nhiệt theo yêu cầu.

Các loại gạch không nung: Các sản phẩm gạch khung nung hiện nay gồm một số loại sau:

Gạch block không nung:

Gạch block không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng  rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà không cần qua nhiệt độ.

Công nghệ sản xuất gạch block chủ yếu là công nghệ nước ngoài, chính vì vậy đầu tư cho quy trình sản xuất tương đối cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Tại Việt Nam, những năm gần đây công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất và phế thải đã được nội địa hóa tối đa với nhiều ưu điểm:

    + Đất để sản xuất gạch chỉ chiếm 30 - 50% nguyên liệu. Có thể sử dụng đa dạng các loại đất từ miền núi, đồng bằng, duyên hải, đất đá sỏi không canh tác nông nghiệp được… và nguồn phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp.

    + Trọng lượng mỗi viên gạch khoảng 2,3kg, nếu đục lỗ thì chỉ còn 1,8 kg so với gạch nung thông thường 2,5kg. Qua thẩm định, kết quả đạt tiêu chuẩn quy định về cường độ chịu lực, chịu nén tốt, có thể chịu nhiệt tới 950 độ C.

    + Giá thành mỗi viên gạch này ước tính thấp hơn hoặc ngang bằng gạch nung bình thường do dây chuyền sản xuất, công nghệ đã được nội địa hóa tối đa.
 

- Gạch bê tông bọt: Thành phần bao gồm Xi măng, tro nhiệt điện, sợi tổng hợp (có thể có), chất tạo bọt, phụ gia. Đặc tính: Là sản phẩm có tỉ trọng D từ 600-900 kg/m3 (D600-D900) (Bằng ½ so với gạch thừơng), nhẹ hơn nước vì vậy có thể nổi trên nước. Kích thước tiêu chuẩn: 100x200x400 mm (có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng) = 8 viên gạch đất nung kích thứơc 50x100x200 mm. Trọng lượng 6,4 kg/viên D800.

- Gạch bê-tông khí chưng áp:

Nguyên liệu chính của gạch bê tông khí chưng áp là xi-măng, vôi, cát vàng, nước và phụ gia tạo khí. Sau khi được lựa chọn kỹ và thuần nhất về chất lượng hỗn hợp nguyên liệu này sẽ được nghiền mịn, phối trộn chính xác bằng thiết bị định lượng và được tạo hình trong khuôn thép. Trong quá trình đông kết xảy ra phản ứng hóa học tạo bọt khí giúp sản phẩm trương nở. Sản phẩm được cắt chính xác nhờ thiết bị cắt tự động và được chưng hấp dưới áp suất và nhiệt độ cao. Nhờ đó, sản phẩm đạt cường độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Gạch gạch bê tông khí chưng áp có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với gạch đất sét nung truyền thống. Với tỷ trọng siêu nhẹ từ 400 đến 1.000 kg/m3, bằng một phần ba so với gạch đặc và bằng hai phần ba so với gạch rỗng đất sét nung, gạch bê-tông khí cho phép tiết kiệm chi phí kết cấu của công trình từ 10 đến 12%, giảm 10 đến 15% chi phí xây thô.

Ðồng thời, tốc độ thi công cũng tăng gấp hơn hai lần so với gạch thông thường. Gạch be tông khí chưng áp Viglacera có cấu trúc thông thoáng với hàng triệu túi khí li ti có khả năng bảo ôn cách nhiệt cao. So với gạch xây thông thường, khả năng cách âm của gạch bê-tông khí gấp hai lần, đạt tiêu chuẩn chống cháy cấp I theo tiêu chuẩn quốc gia. Với kết cấu thể xốp, gạch còn có khả năng hấp thụ xung lực rất tốt. Các công trình sử dụng gạch bê tông khí chưng áp có khả năng chịu động đất tốt hơn hẳn so với gạch xây thông thường. Bên cạnh những tính năng nổi trội, gạch gạch bê tông khí chưng áp còn là vật liệu thân thiện với môi trường, không phát sinh , nước thải cũng như chất thải rắn trong quá trình sản xuất.

Ngói đúc ép - không nung:
 

Ngói đúc ép không nung được sản xuất từ xi măng, silicate, bột màu và phụ gia chống thấm. Sau đó  được ép định hình và phơi khô.

Có hai dạng, công nghệ hiện đại và tốt nhất hiện nay là ngói phủ màu bằng công nghệ ướt.

+ Công nghệ ướt sử dụng bột màu hoà lẫn với ximăng để thành vữa màu rồi phun trực tiếp lên bề mặt viên ngói đang còn ướt ngay sau khi ngói đã được định dạng.

+ Công nghệ khô là sơn màu và chống thấm cho ngói sau khi viên ngói đã khô.

So với ngói đất sét nung truyền thống thì ngói đúc ép - không nung góp phần sống.

>> Các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường (P2)
 
Mạnh Thân (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng