DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Vật liệu xây dựng không nung vẫn còn xa lạ

24/03/2015 - 03:06 CH

Sau 5 năm triển khai chương trình sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, vật liệu không nung vẫn còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp, người dân ở các công trình xây dựng.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau 5 năm thực hiện Quyết định số 567 và Chỉ thị số 10 tăng cường triển khai chương trình sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, đến nay toàn quốc đã có 1.500 dây chuyền công suất 7 triệu viên/năm và hơn 100 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất 7- 40 triệu viên/năm. Tổng công suất sản xuất gạch xi măng cốt liệu khoảng trên 5,2 tỷ viên/năm.

Ngoài ra, cả nước còn có khoảng 12 dự án với tổng công suất 1,3 tỷ viên gạch bê tông, 17 cơ sở sản xuất bê tông bọt với tổng công suất 120 triệu viên/năm. Các sản phẩm tấm tường thạch cao, tấm 3D, đá chẻ, gạch silicat,… có số lượng không đáng kể. Như vậy, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đã vượt mục tiêu tổng công suất 20-25%; tỷ lệ gạch nhẹ cũng đạt mức 21% mục tiêu đã đề ra.

Theo đánh giá của TS Trần Văn Huynh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, với năng lực sản xuất  gạch không nung ở nước ta hiện nay có thể đáp ứng được 23-24% nhu cầu gạch xây dựng trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện các nhà máy sản xuất chỉ khai thác được 50% năng lực trên, tức là khoảng 3 tỉ viên, vì hoạt động cầm chừng do đầu ra của sản phẩm này hiện đang khó, nhiều năm qua, lượng gạch không nung tồn kho đã lên đến hàng tỉ viên.


Nhiều năm qua, lượng gạch không nung tồn kho đã lên đến hàng tỉ viên. Ảnh minh họa

Theo khảo sát của PV, khái niệm “vật liệu không nung” hiện còn khá xa lạ với nhiều đơn vị xây dựng, đặc biệt tại các công trình xây dựng dân dụng.

Ông Trần Tuấn Long, Giám đốc Công ty Đầu tư Kiến trúc Xây dựng Thiết Thạch (Quận 10, TPHCM), nhận định rằng vật liệu không nung không được các khách hàng cá nhân biết đến và quan tâm khi đặt hàng xây dựng.

Ông Long giải thích, tâm lý của khách hàng vẫn e ngại với loại vật liệu này vì nó còn khá mới lạ trên thị trường, trong khi khách hàng lại quen sử dụng gạch nung truyền thống vì giá rẻ hơn, lại được “kiểm chứng” chất lượng từ xưa đến nay nên họ yên tâm hơn.

Theo Thông tư 09/2012/TT-BXD được Bộ Xây dựng ban hành năm 2012 nhằm quy định sử dụng vật liệu không nung cho các công trình xây dựng, thì các công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước tại các đô thị loại 3 phải sử dụng 100% vật liệu xây dựng không nung kể từ đầu năm 2013.

Cũng theo thông tư này, các công trình xây dựng 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ năm 2012 đến 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây dựng cho công trình.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Huynh cho biết, nhiều công trình thuộc diện trên vẫn không thực hiện nghiêm túc quy định này khi chỉ dùng vật liệu không nung ở các công trình phụ, tường rào để đối phó hơn là sử dụng cho toàn bộ công trình chính.

Trong khi đó, công tác kiểm tra, quản lý tại nhiều địa phương lại buông lỏng dẫn đến sự không đồng bộ trong việc phát triển vật liệu không nung trên cả nước.

Điều này càng làm cho đầu ra của các sản phẩm vật liệu không nung, đặc biệt là gạch không nung thêm khó, theo ông Huynh.

Nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên, đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển vật liệu không nung, mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Xây dựng tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg và Thông tư 09/2012/TT-BXD, phát hiện và xử lý các trưởng hợp không tuân thủ sử dụng vật liệu xây dựng không nung.

Đồng thời, ông Hoàng Trung Hải cũng đôn đốc các địa phương xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công và rà soát chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vật liệu xây dựng không nung. 

Theo TBKTSG

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng