DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Phát triển vật liệu không nung

Vũng Tàu: Vật liệu xây không nung vẫn chưa có đất sống

13/05/2019 - 04:21 CH

Sau 7 năm thực hiện Thông tư số 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy định sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong công trình xây dựng, đến nay toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 6 đơn vị đầu tư sản xuất VLXKN, tổng công suất đạt hơn 200 triệu viên/năm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất VLXKN đều gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
doithuong247
Sản xuất vật liệu xây không nung tại nhà máy sản xuất của Công ty CP Thành Chí (xã Châu Pha, TX. Phú Mỹ).

Thống kê cho thấy, từ khi khuyến khích đưa VLXKN vào xây dựng, trên địa bàn tỉnh đã có các công trình sử dụng vật liệu này như: Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, Trung tâm Hành chính huyện Đất Đỏ, Trường THCS Châu Thành, chung cư 197B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chung cư Bình Giã, chung cư Bình An (TP.Vũng Tàu)… Hoặc một số công trình công cộng sử dụng gạch không nung Terrazzo để lát nền như: Công viên Bãi Trước, công viên Lê Lợi, vỉa hè đường Hoàng Diệu, Đồng Khởi, Nguyễn Du… (TP. Vũng Tàu), công viên Lê Thành Duy, vỉa hè đường 27/4, Huỳnh Ngọc Hay, Cách Mạng Tháng Tám… (TP. Bà Rịa). Tuy nhiên, con số sử dụng VLXKN vẫn còn quá ít ỏi so với nguồn cung VLXKN.

Mặc dù VLXKN được đánh giá có độ chống thấm cao, cách âm, cách nhiệt, ít đóng rong rêu và giá thành giảm tới 20% so với vật liệu làm bằng đất nung truyền thống nhưng việc tìm đầu ra cho loại sản phẩm này gặp không ít khó khăn. Năm 2015, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung có công suất 60 triệu viên/năm, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng, tại CCN-TTCN An Ngãi (huyện Long Điền). Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm này không như mong muốn. Ông Phạm Văn Triêm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh cho biết, doanh thu từ gạch không nung từ năm 2015 đến 2018 đạt khoảng 4 tỷ đồng, lỗ bình quân 1 tỷ đồng/năm, chưa kể chi phí vốn đầu tư ban đầu. Trong khi đó, sản phẩm bán ra thị trường cho các công trình trên địa bàn tỉnh rất khó, vì thế từ đầu năm 2019, công ty buộc phải ngừng sản xuất sản phẩm gạch không nung.

Trong khi đó, ông Chữ Hoàng Trường Sơn, Giám đốc Công ty CP Đại Hồng Sơn cho biết: Tháng 4/2017, Công ty CP Đại Hồng Sơn đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung có công suất 70 triệu viên/năm với tổng kinh phí 6 tỷ đồng. Theo đó, sản phẩm của công ty đã được một số công trình kho cảng tại Cái Mép - Thị Vải, trường học sử dụng. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ không nhiều, chỉ đạt từ 20 - 30% so với công suất sản xuất.

Khảo sát tại các cửa hàng bán vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cho thấy, sản phẩm gạch không nung cũng rất ít được bày bán. Ông Nguyễn Đình Thuật, Giám đốc Công ty CP Thương mại 125 (số 424, đường 2-9, TP. Vũng Tàu) cho biết, ngay cả khi bước vào mùa  xây dựng, các sản phẩm gạch nung của Đồng Tâm, Mỹ Xuân bán rất chạy thì gạch không nung tiêu thụ rất hạn chế, sản phẩm tồn đọng nhiều, chủ yếu khi nào có khách hàng đặt mua thì doanh nghiệp mới lấy hàng về bán.

Theo phản ánh, việc tiêu thụ các loại VLXKN khó khăn một phần là do thói quen sử dụng của người dân về các loại vật liệu truyền thống vẫn chưa thay đổi. Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn Nhà nước, rất ít chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chủ trương của tỉnh. Khi dùng gạch không nung cho các công trình dân sinh và công trình Nhà nước thì việc thi công đơn giản, tốn ít vữa xây hơn gạch sét nung nhưng vẫn gặp hiện tượng nứt tường không theo quy luật. Tuy không gây hư hỏng công trình, nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ.

Việc sử dụng VLXKN là xu thế tất yếu trong quá trình xây dựng, nhất là lĩnh vực dân dụng và nhà ở để đảm bảo giảm phát thải khí nhà kính, giảm tiêu thụ năng lượng, bảo vệ tài nguyên đất là loại tài nguyên không tái tạo, công nghiệp hóa và tự động hóa xây dựng trong thời đại công nghiệp 4.0. Do đó, để tăng tỷ lệ sử dụng VLXKN trong ngành vật liệu xây dựng, theo các doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Ngoài việc đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về sự cần thiết phải sử dụng VLXKN trong xây dựng, cần tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm trước khi đưa ra thị trường nhằm hạn chế tối đa những sự cố, khiếm khuyết của gạch không nung trong các công trình.

Ông Phạm Đức Quý, Trưởng Phòng Kinh tế và Vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng) cho biết: Trước việc gạch không nung có nguy cơ “chết yểu”, hiện tỉnh đã xóa bỏ hoàn toàn các hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến... Đồng thời, Sở Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có thẩm quyền liên quan ban hành cụ thể các quy định về các chế độ ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, nâng cao sản lượng và chất lượng VLXKN. Riêng trong tháng 5/2019, Sở Xây dựng sẽ tổ chức tập huấn cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công về các giải pháp khắc phục hạn chế trong việc sử dụng VLXKN.

VLXD.org (TH/ Báo BR-VT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng