DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Ninh Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản

22/05/2018 - 01:56 CH

Ninh Bình được đánh giá là địa phương có tiềm năng chủ yếu về khoáng sản vật liệu xây dựng như: đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, đolomit, sét xi măng, sét gạch ngói, đất đá san lấp... Trong những năm qua, nhằm quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này.
Trên cơ sở quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để tăng cường công tác quản lý Nhà nước hoạt động khai thác khoáng sản và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. 

Sở Tài nguyên và môi trường là đơn vị chuyên môi được giao quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khoáng sản cho toàn bộ UBND cấp huyện và các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. 

Sở đã hoàn thiện hồ sơ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh và được Chính phủ phê duyệt; quy định thực hành tiết kiệm trong sử dụng đất, đá vôi và phê duyệt Quy hoạch khoanh vùng loại khoáng sản chủ yếu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2020 góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên khoáng sản, xác lập các vùng, khu vực để phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh. 

doithuong247
Tổ hợp sản xuất vật liệu xây dựng Hồng Hải (Yên Lâm).

Thường xuyên phối hợp với các ngành kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định về thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản, hoàn thiện hồ sơ, thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định của Luật Khoáng sản.

Nhìn chung công tác Quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã cơ bản đi vào nề nếp, nghiêm túc thực hiện các chính sách pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản đã được thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền và có sự thống nhất giữa UBND các cấp và các ngành liên quan, nên đã chủ động trong việc xem xét, thẩm định hồ sơ, giải quyết đúng trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của Pháp Luật, phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt. Tính đến cuối năm 2017, UBND tỉnh đã cấp 18 giấy phép thăm dò khoáng sản đang còn hiệu lực với tổng diện tích thăm dò trên trên 245 ha. 

Trên địa bàn tỉnh có 77 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực trong đó thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 12 giấy phép có diện tích trên 386 ha, thẩm quyền của UBND tỉnh cấp 65 giấy phép với diện tích trên 600 ha. Trên địa bàn tỉnh cũng có 18 mỏ kết thúc khai thác và đã có quyết định đóng cửa với diện tích gần 70 ha; khoanh định 626 khu vực cấm, điểm cấm, tuyến cấm hoạt động khoáng sản.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đã có ý thức tuân thủ các quy định của Pháp luật và các quy định của tỉnh, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn lao động, quan tâm mở rộng quy mô, công suất, thiết bị, công nghệ khai thác có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. Ngày càng nghiêm túc hơn trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khoáng sản vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế cần sớm có biện pháp khắc phục và xử lý. 

Thời gian gần đây hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khoáng sản san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh do nhu cầu xây dựng, mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng và khu dân cư đô thị. 

Nguyên nhân do đội ngũ cán bộ phụ trách cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng lẫn chuyên môn, nghiệp vụ. 

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, chủ yếu hoạt động chui sau giờ hành chính, vào ban đêm và các ngày nghỉ, ngày lễ. 

Trong khi đó thanh tra chuyên ngành còn thiếu nên chưa phát hiện kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản không phép; những trường hợp phát hiện nhưng chưa ngăn chặn hoặc xử lý ngăn chặn chưa triệt để.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các cấp và các ngành chức năng liên quan trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của Trung ương. Đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, phổ biến Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 

Tiếp tục tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác cho cán bộ công chức cấp huyện, cấp xã làm công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn các huyện. Xây dựng phương án, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương, sở, ngành để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. 

Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các địa bàn thường xảy ra các hoạt động khoáng sản trái phép hoặc có nguy cơ xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, tổ chức giải tỏa, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật. 

Tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành Luật khoáng sản, giải quyết kịp thời các tranh chấp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định.

VLXD.org (TH/ Báo Ninh Bình)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

Thương hiệu vật liệu xây dựng