DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Quản lý và khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng: Đưa vào khuôn khổ - Bài 2: Đi tìm nguyên nhân.

24/09/2012 - 09:58 SA

Luật Khoáng sản 2010 có nhiều quy định mang tính “đột phá” tạo hành lang pháp lý nhằm chấn chỉnh HĐKS, tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về KS, nhưng để Luật được thực thi cần ban hành đồng bộ và kịp thời hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; nhưng trên thực tế, công tác này triển khai chậm dẫn tới nhiều địa phương lúng túng khi thực hiện…
Đâu là nguyên nhân của tồn tại?

Theo các chuyên gia, phần lớn các quy hoạch KS chỉ nêu tên mỏ, khu vực mỏ, không nêu tọa độ địa lý, gây khó khăn khi xác định thẩm quyền cấp phép HĐKS cho một mỏ cụ thể. Sau khi Quy hoạch (QH) KS của cả nước được phê duyệt, việc công bố công khai, giới thiệu QH gần như chưa thực hiện, dẫn tới tình trạng mỗi địa phương hiểu một cách khác nhau. Do chưa rà soát, điều chỉnh sau khi QH Khoáng sản cả nước được phê duyệt, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ có liên quan khi lập, phê duyệt nên chất lượng các QH còn thấp, chồng chéo giữa QH của cả nước và QH của địa phương.

Hoạt động khoáng sản (HĐKS) thường bị điều chỉnh bởi quy định của các pháp luật khác như: BVMT, Đất đai, Tài nguyên nước, Tài nguyên rừng, Đầu tư, Xây dựng…Do đó, quá trình bổ sung, hoàn thiện pháp luật về KS khó có sự đồng bộ với các pháp luật khác có liên quan. Chế tài vi phạm xử phạt hành chính trong lĩnh vực KS chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe nhằm phòng ngừa cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KS như: khai thác không đúng thiết kế mỏ, chưa thực hiện các biện pháp BVMT, sử dụng hợp lý, tiết kiệm KS.

Hiện nay, số lượng DN cũng như khu vực KTKS tăng hàng chục lần so với năm 1996; nhiệm vụ công tác QLNN về KS ngày càng nặng nề, nhưng lực lượng cán bộ làm công tác QLNN ở Trung ương cũng như địa phương còn thiếu, cấp xã lại kiêm nhiệm, chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng chuyên môn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới công tác QLNN về KS còn nhiều tồn tại, bất cập. Mặt khác, do hạn chế về thiết bị, kinh phí, trong khí địa bàn quản lý rộng, các mỏ nằm ở vùng sâu, vùng xa nên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát HĐKS đối với các DN bị hạn chế.…Mặt khác, sự phối kết hợp giữa các Sở, ngành có liên quan với chính quyền địa phương trong bảo vệ KS chưa khai thác thiếu sự quan tâm. Chính quyền cấp xã chưa kiên quyết trong xử lý các lực lượng KTKS trái phép nên tình trạng này vẫn tràn lan, gây mất trật tự an ninh khu vực, hủy hoại môi trường và lãng phí tài nguyên KS. Phần lớn các tổ chức, cá nhân KTKS trên địa bàn các tỉnh, thành phố có quy mô trung bình và nhỏ, năng lực tài chính, kinh nghiệm hạn chế, ảnh hưởng tới việc lựa chọn công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm thu hồi triệt để, sử dụng hợp lý tài nguyên khai thác.

 Việc tăng cường phân cấp QLNN cho địa phương để cấp phép HĐKS là chủ trương đúng, nhưng thực tế thời gian qua, việc phân cấp quyền cấp phép HĐKS cho UBND cấp tỉnh đã nảy sinh nhiều bất cập và sai sót trong HĐKS. Có tới 70% giấy phép KTKS do địa phương cấp có thời hạn 5 năm, tạo tâm lý cho các DN đầu tư ngắn hạn, cố gắng thu hồi vốn nhanh, không quan tâm đến thực hiện nghĩa vụ BVMT, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên KS trong khi khai thác

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Theo các nhà quản lý, để khắc phục những tồn tại nêu trên trong công tác quản lý TNKS, hoạt động khai thác KS làm VLXD cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tính tổng thể, trước mắt cũng như lâu dài: Về phía  Bộ TN & MT cần hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KS theo hướng tăng mức xử phạt với các hành vi làm tổn thất KS, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rà soát, đánh giá. Ban hành quy chế BVMT trong HĐKS; Thông tư hướng dẫn đối với việc cải tạo, phục hồi môi trường.

 Các cơ quan được giao chủ trì xây dựng QH khoáng sản cần khẩn trương rà soát nội dung các QH đã phê duyệt theo Luật Khoáng sản năm 2005 để bổ sung, điều chỉnh theo đúng nguyên tắc, nội dung quy định trong Luật Khoáng sản 2010, định hướng Chiến lược khoáng sản năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt; có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành và UBND các địa phương trong quá trình lập, phê duyệt QH khoáng sản nhằm bảo đảm sự đồng bộ, tránh chồng chéo giữa QH của cả nước và QH của các địa phương.

Luật Khoáng sản 2010 đã đưa ra các quy định mới trong công tác thẩm định, cấp phép HĐKS thông qua đấu giá quyền KTKS. Theo đó, Bộ TN & MT cần tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ QLNN về KS cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLKS ở địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát HĐKS, đổi mới cơ chế bảo vệ KS chưa khai thác; xử lý nghiêm theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật về KS và các pháp luật có liên quan, gây mất ATLĐ, ô nhiễm môi trường…

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng