DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Quy định pháp luật

Tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

05/08/2019 - 04:57 CH

Ninh Bình được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khoáng sản và vật liệu xây dựng phong phú về chủng loại và trữ lượng như đá vôi xi măng, đá vôi xây dựng, dôlômit, sét xi măng, sét gạch ngói và đá san lấp mặt bằng... Riêng các loại cát sỏi lòng sông tập trung chủ yếu ở các tuyến sông chính là sông Bôi (sông Hoàng Long) và sông Đáy thuộc ranh giới 2 tỉnh Ninh Bình - Nam Định (đoạn chảy qua thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, Kim Sơn).
Trước năm 2006, tình trạng khai thác cát sỏi trên sông Bôi, đoạn chảy qua địa bàn huyện Nho Quan, Gia Viễn diễn ra hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng đến dòng chảy và đời sống nhân dân khu vực xung quanh. 

Đồng chí Phạm Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Gia Sơn (Nho Quan) cho biết: Do nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều đòi hỏi phải có lượng cát lớn dẫn đến tình trạng khai thác cát khá bừa bãi diễn ra trên sông Bôi, trong đó có địa bàn xã Gia Sơn và các xã lân cận. 
 
doithuong247

Điều khó khăn cho công tác quản lý hoạt động khai thác cát ở địa phương là các đối tượng ngoài tỉnh đến khai thác trái phép, hoạt động khai thác cũng được cơ giới hóa, lợi nhuận mang lại từ việc khai thác, vận chuyển cát cao… Hậu quả để lại của hoạt động khai thác cát trên sông Bôi gây sạt lở hai bên bờ sông ảnh hưởng tới dòng chảy, ô nhiễm môi trường trên đoạn sông ngày càng tăng.

Trước nạn khai thác cát trái phép, các huyện Nho Quan, Gia Viễn và huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) thành lập cụm an ninh vùng giáp ranh giữa 5 xã Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Thủy- huyện Nho Quan, Gia Hưng- huyện Gia Viễn (Ninh Bình) và Yên Bồng- huyện Lạc Thủy (Hòa Bình). Lực lượng này đã tăng cường tuần tra, phát hiện giúp cơ quan nhà nước xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, đóng góp tích cực trong việc ngăn chặn, đẩy lùi nạn khai thác cát trái phép trên sông Bôi.

Từ năm 2004, để ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, UBND tỉnh đã không cấp giấy phép khai thác cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào quyền thăm dò, khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, UBND tỉnh đã tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó đã quy hoạch cụ thể các bến bãi tập kết cát sỏi, vật liệu xây dựng trên các tuyến sông chính.

Hiện nay, công tác quy hoạch trên vẫn còn hiệu lực và làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động thủy nội địa, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Công tác quản lý quy hoạch các bến bãi tập kết cát sỏi được quản lý chặt chẽ, tỉnh không cấp phép các bến bãi ngoài quy hoạch để lợi dụng để tập kết khai thác cát, sỏi trái phép. 

Nguồn cung cấp cát cho xây dựng trên địa bàn những năm qua chủ yếu nhập từ các tỉnh Hòa Bình và một số tỉnh lân cận được tập kết tại các bến bãi bên bờ sông. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng cát cho san lấp và xây dựng phục vụ cho các công trình trọng điểm của tỉnh từ năm 2011 đến năm 2020 và nhu cầu sử dụng của các công trình dân dụng trong nhân dân đang tăng dần, do vậy thị trường cát xây dựng đang có dấu hiệu khởi sắc.

Thực hiện Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 2/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông, UBND tỉnh đã chỉ đạo việc tăng cường công tác rà soát, kiểm tra ngăn chặn không để hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép xảy ra. 

Chỉ đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời về cắm biển quy định tải trọng cho xe cơ giới chạy trên đê, biển cấm khai thác, hút cát trái phép trên sông... Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay các hoạt động khai thác, hút cát trái phép trên sông đã được kịp thời ngăn chặn.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Xây dựng trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các dự án không sử dụng cát, sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng hoặc xử lý nền móng yếu mà phải ưu tiên sử dụng các loại vật liệu san lấp có sẵn tại địa phương, thay thế cát, sỏi tự nhiên như đá hỗn hợp làm vật liệu san lấp, tro, xi... Đối với việc sử dụng cát vào việc xây dựng khác, các chủ đầu tư đều có chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, rõ ràng.

UBND tỉnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành hướng dẫn quy trình, thủ tục và điều kiện thực hiện nộp ngân sách Nhà nước đối với các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch cửa sông, cửa biển nhằm tránh thất thoát tài nguyên, cát sỏi lòng sông.

VLXD.org (TH/ Báo Ninh Bình)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng