DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Hướng mở cho lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

19/10/2022 - 09:48 SA

Tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung và xóa bỏ lò gạch thủ công là lộ trình mà tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung đang hướng đến.
Trong những năm qua, thực hiện các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND, ngày 13/10/2014 về thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Theo quyết định này thì đến ngày 31/12/2020, các cơ sở sản xuất gạch nêu trên phải chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi sang công nghệ tuynel hoặc sản xuất gạch không nung; sau thời gian quy định, nếu không chấm dứt hoạt động, tháo dỡ thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định.

Thế nhưng, theo thống kê của Sở Xây dựng, tính đến tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại 152 cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp; trong đó còn hoạt động 132 cơ sở, dừng hoạt động 19 cơ sở, dừng hoàn toàn 1 cơ sở.

doithuong247
Một lò gạch nung còn hoạt động trên địa bàn thôn Quỳnh Tân 2, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana.
 
Theo đánh giá của UBND tỉnh, việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí đầu tư xây dựng một lò gạch đất sét nung kiểu đứng liên tục là khá lớn so với tình hình kinh tế của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đến lúc này, các cơ sở chưa kịp thu hồi vốn đầu tư, chưa khấu hao hết tài sản cố định, rất eo hẹp về kinh tế và không có khả năng tháo dỡ lò gạch... Do đó, nếu tháo dỡ lò thủ công mà không được hỗ trợ công tháo dỡ hoặc chuyển đổi sang nghề khác sẽ gây thiệt hại kinh tế cho người dân, cũng như nhiều lao động mất việc làm.

Nhằm giảm thiệt hại về kinh tế cho chủ các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh khi thực hiện việc tháo dỡ và chuyển đổi ngành nghề, ngày 20/7/2022, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tháo dỡ lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, các cơ sở dừng hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công tự nguyện chấm dứt hoạt động trước ngày 31/12/2020 và hoàn thành việc tháo dỡ lò gạch thủ công, nhà xưởng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và các hạng mục phụ trợ, hoàn trả mặt bằng trước ngày 31/12/2022 thì được hỗ trợ kinh phí tháo dỡ lò gạch. Đối với các chủ cơ sở không thực hiện hoàn thành việc tự nguyện tháo dỡ lò gạch thủ công, nhà xưởng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và các hạng mục phụ trợ, hoàn trả mặt bằng trước ngày 31/12/2022 thì không được hỗ trợ.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hồng Vinh, Nghị quyết số 21/NQ-HĐND đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện có hiệu quả các quyết định, quy định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung cũng như Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND, ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh về thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Nhằm tăng “độ phủ” cho vật liệu xây không nung, ngày 30/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung nhằm thay thế vật liệu nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh khi thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, dự toán gói thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá lựa chọn nhà thầu thi công các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây là 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây.

Đối với các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Nhà nước khuyến khích sử dụng tối đa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Người quyết định đầu tư có trách nhiệm quy định sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định khi quyết định đầu tư dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các loại vật liệu xây không nung phù hợp với quy định nêu trên. Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm đưa vào thiết kế các loại vật liệu xây không nung phù hợp với từng loại kết cấu. Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát phải tuân thủ quy định của thiết kế về việc sử dụng vật liệu xây không nung.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương có liên quan cần tăng cường công tác phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến các chính sách liên quan đến Chương trình phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh…

VLXD.org (TH/ Báo Đắk Lắk)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng