DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Thanh Hóa tăng cường quản lý chất lượng, giá vật liệu xây dựng

18/05/2022 - 03:25 CH

Những năm gần đây, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển mạnh; hàng năm, tổng giá trị sản phẩm đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động và là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
doithuong247
Công nhân nhà máy Xi măng Long Sơn bốc xếp sản phẩm cho khách hàng.
 
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng đã và đang hướng dẫn, kêu gọi các cơ sở, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường và đến nay, nhiều đơn vị đã đầu tư, đổi mới công nghệ, như: các nhà máy sản xuất xi măng đã và đang đầu tư công nghệ tận thu nhiệt lò nung để phát điện; các nhà máy gạch nung chuyển đổi công nghệ lò trần phẳng thay thế lò vòm, sử dụng công nghệ ép bán khô thay thế đùn dẻo, để sử dụng nguyên liệu đất đồi thay thế đất ruộng; sử dụng máy cắt dây khai thác đá khối thay thế vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất, chế biến đá ốp lát, đá mỹ nghệ bằng công nghệ cao và mài cắt tự động; khai thác, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường bằng trạm nghiền sàng liên hợp... Sở Xây dựng tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện quản lý và công bố hợp quy chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu theo quy định của Bộ Xây dựng. Đến nay, các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trên địa bàn tỉnh trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp đã thực hiện quản lý chất lượng, công bố hợp quy chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và được Sở Xây dựng tiếp nhận theo quy định, không có công trình sự cố do vật liệu xây dựng kém chất lượng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong quá trình phát triển vật liệu xây dựng thời gian vừa qua, cho thấy, giá các loại vật liệu xây dựng, nhiên liệu có nhiều biến động tăng giá, nhất là cát, đá, xi măng, sắt thép, nhựa đường, nhiên liệu (xăng, dầu). Giá vật liệu xây dựng tháng 4/2022 tăng so với tháng 12/2021, như giá cát tăng từ 5 - 10%, đá tăng từ 3 - 10%, gạch đất nung tăng từ 10 - 18%, thép tăng từ 19 - 22%, xi măng tăng 14%, dầu điêzen tăng 76%, xăng tăng 51%, nhựa đường tăng 13%... Việc giá vật liệu xây dựng biến động tăng liên tục trong thời gian qua đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, triển khai thi công các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2021 đến nay, sản lượng sản xuất vật liệu xây dựng tăng nhẹ và một số sản phẩm VLXD tăng bình quân chung chủ yếu từ 16 - 31% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không đạt công suất hoặc tạm dừng sản xuất; tuy nhiên, sản lượng sản xuất vẫn đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu cho công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, xuất bán ra tỉnh ngoài và xuất khẩu. Giá trị sản xuất vật liệu xây dựng ước đạt khoảng 22.000 tỷ đồng/năm; một số dự án sản xuất vật liệu phát huy hết công suất, như Xi măng Bỉm Sơn, Cxi măng Long Sơn, Ci măng Nghi Sơn.

Thực tế công tác quản lý chất lượng, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cho thấy, một số nhà đầu tư mới, khi thực hiện đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chưa nắm bắt hết các quy định về đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; hoặc chỉ chú trọng việc sản xuất để thu hồi vốn, chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Công tác tuyên truyền, phổ biến việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng từ khâu sản xuất đến sử dụng vào công trình xây dựng tại các địa phương chưa thường xuyên. Đối với giá vật liệu xây dựng thông thường, theo quy định không thuộc danh mục hàng hóa Nhà nước định giá, bình ổn giá và tổ chức hiệp thương giá. Nhà nước đang thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do xăng, dầu, nguyên liệu để sản xuất VLXD tăng cao và liên tục biến động dẫn đến cấu thành giá các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn cũng biến động theo; do đó, việc theo sát biến động thị trường để cập nhật giá vật liệu xây dựng thường xuyên hàng tháng, hàng quý của Sở Xây dựng cũng có những khó khăn nhất định.

Đại diện Phòng quản lý vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng, cho biết: Hằng năm, Sở Xây dựng tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh lập mới, điều chỉnh, gia hạn hồ sơ công bố hợp quy chất lượng vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng trước khi sử dụng vào công trình xây dựng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện quản lý chất lượng vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại các địa phương trên địa bàn quản lý. Chủ đầu tư xây dựng tăng cường kiểm soát về hồ sơ, chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng trước khi đưa vào công trình xây dựng; kiên quyết từ chối đưa vào công trình đối với hàng hóa vật liệu xây dựng chưa công bố chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Đồng thời, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với những tổ chức, cá nhân cố tình đưa sản phẩm vật liệu xây dựng chưa công bố, chưa đánh giá chất lượng vào công trình xây dựng do mình làm chủ đầu tư.

Đi đôi với đó, để tăng cường quản lý chất lượng, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện một số giải pháp về quản lý biến động giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 6221/UBND-CN ngày 6/5/2022 chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, cập nhật kịp thời (hàng tháng hoặc sớm hơn) giá những loại vật liệu có biến động lớn; thông tin về giá vật liệu xây dựng kịp thời, đầy đủ tới các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng; đồng thời, báo cáo, đề xuất Bộ Xây dựng và UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền. Bên cạnh đó, giao Sở Tài chính chủ động tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; hàng hóa, dịch vụ khác khi giá có biến động bất thường theo quy định tại Khoản 3, Điều 13 Thông tư 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; nhất là các mặt hàng thuộc diện kê khai giá, như: xăng dầu, xi măng, sắt thép... kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Qua đó, phát hiện và xử phạt đơn vị không thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định.
 
VLXD.org (TH/ Báo Thanh Hóa)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng