Theo đó, để phân loại mặt hàng này, theo Tổng cục Hải quan, cần căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính và Danh mục Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính. Đồng thời tham khảo Chú giải chi tiết HS 2012 Phần Khái quát Phân chương I Chương 69: "Các mặt hàng
gạch chịu lửa thuộc nhóm 69.02 là các sản phẩm đã nung có đặc tính đặc biệt chịu được nhiệt độ cao phù hợp với các ngành công nghiệp thuỷ tinh, luyện kim, v.v (ví dụ ở mức 1.500°c hoặc cao hơn)".
Căn cứ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-5441:2004 về vật liệu chịu lửa - phân loại ban hành kèm theo Quyết định số 132/2005/QĐ-BKHCN ngày 02/2/2005; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7484:2005 về vật liệu chịu lửa "Gạch cao Alumin ban hành kèm theo Quyết định số 162/2006/QĐ-BKHCN ngày 9/2/2006; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6530-4:1999 về Vật liệu chịu lửa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ chịu lửa, ban hành kèm theo Quyết định số 2921/QĐ- BKHCN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đó, trường hợp mặt hàng Gạch chịu lửa KEMRESIS IS0420 có hàm lượng A1203 trên 50% (bằng 56%), nhiệt độ chịu lửa lớn hơn 1800 °C (PCE) 37 small Orton Cone) thì thuộc nhóm 69.02, mã số 6902.20.00 (thuế suất thuế nhập khẩu 10%).
Bên cạnh đó Tổng cục Hải quan cũng cho biết, để xác định chính xác thông tin về thành phần, tính chất lý hóa, nhiệt độ chịu lửa của sản phẩm, làm cơ sở phân loại, khai báo mã số hàng hóa theo đúng tiêu chí tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, DN có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật.
Được biết, Gạch chịu lửa được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hoá chất,
xi măng, luyện
sắt thép, thủy tinh, trong các lò đốt rác và một số ngành công nghiệp khác. Liên quan đến mặt hàng này đã có nhiều doanh nghiệp gửi công văn tới Tổng cục Hải quan hỏi về việc phân loại mặt hàng này.
Theo Báo Hải quan