DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về VLXD (P2)

26/10/2015 - 05:53 CH

Loạt bài viết này là tổng hợp những thay đổi trong công tác quản lý Nhà nước về VLXD được quy định tại Luật Xây dựng 2014 và các Nghị định liên quan tính đến thời điểm này.
Xác định vai trò, tầm quan trọng của vật liệu xây dựng (VLXD) đối với công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong tổng giá trị công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình); tại Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định liên quan (Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015) đã điều chỉnh, bổ sung nhiều nội dung quy định cụ thể về VLXD.

>> Phần 1: Những thay đổi của  Luật Xây dựng năm 2014

Phần 2: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 và thay thế Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng). Nghị định quy định cụ thể về việc kiểm soát chất lượng VLXD sử dụng trong công trình xây dựng. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP có 9 Điều đề cập đến VLXD (gồm các Điều: 3, 6, 23, 24, 25, 26, 27, 29, 51); trong đó, một số nội dung quan trọng như sau:

Nội dung quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP

Thay đổi so với Nghị định số 5/2013/NĐ-CP

Khoản 3, Điều 6 - Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng:

Đối với các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới chủ yếu của công trình lần đầu áp dụng tại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan. Nhà thầu đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, vật liệu mới có trách nhiệm cung cấp các căn cứ, tài liệu chứng minh về điều kiện đảm bảo an toàn, hiệu quả và khả thi khi áp dụng để cơ quan có thẩm quyền thẩm định trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng”.

Nội dung này được quy định cụ thể, rõ ràng hơn.

Nghị định cũ:

Điều 5 - Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng: Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật khác có liên quan”.

Khoản 1, Điều 23 - Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng:

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, VLXD, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:

1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng…”.

Nội dung này được quy định cụ thể, rõ ràng hơn Điều 23 - Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng của Nghị định cũ.

 

Điều 24 - Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng:

Quy định trách nhiệm cụ thể của các đối tượng:

“1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:

a) Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan;

b) Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

c) Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng;

d) Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.

2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:

a) Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế;

b) Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;

c) Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

d) Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;

đ) Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài liệu liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan.

3. Bên giao thầu có trách nhiệm như sau:

a) Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình;

b) Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;

c) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu.

4. Nhà thầu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, chế tạo, sản xuất; việc nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của nhà thầu”.

Nội dung này được quy định cụ thể, rõ ràng hơn Điều 26 - Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng của Nghị định cũ.

 

Điểm b Khoản 3, 5, 6, Điều 25 – Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình:

-    “Trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình”.

-    “Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và quy định của hợp đồng xây dựng”.

-    “Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng”.

Nội dung này được quy định cụ thể, rõ ràng hơn; tại Nghị định cũ:

Điều 25 - Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng: Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng”.

Điểm e Khoản 1 và Điểm a, c Khoản 5, Điều 26 - Giám sát thi công xây dựng công trình:

-       “Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình”.

-       “Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:

Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình.

Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp”.

Nội dung này mới được bổ sung.

Khoản 2, Điều 27 - Nghiệm thu công việc xây dựng:

Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

Nội dung này mới được bổ sung (tại Điều 31 - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng không quy định cụ thể nội dung này).

Điểm b, Khoản 1, Điều 29. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chu lc của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng:

Thí nghiệm đối chứng được thực hiện khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị và chất lượng thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chỉ dn kỹ thuật hoặc thiết kế”.

Nội dung này mới được bổ sung.


VLXD.org (TH/SXD TP.HCM)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng