DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Văn bản - Chính sách

Phát triển vật liệu không nung: Cần một cơ chế!

13/05/2011 - 04:28 CH

Khi giá nguyên liệu than, dầu tăng đột biến và liên tục leo thang, trữ lượng đất sét giảm sút và tương lai gần sẽ bị áp thuế cao thì các ưu thế về nguyên liệu, nhiên liệu của DN đất sét nung sẽ không còn tuyệt đối. Đây có thể coi là cơ hội để vật liệu không nung (VLKN) bùng nổ mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường và cũng là định hướng của sự phát triển bền vững vì một môi trường xanh. Tuy nhiên, để chặng đường phát triển VLKN được “xuôi chèo mát mái” thì yếu tố cốt lõi luôn là cơ chế chính sách phù hợp.



Chính sách phát triển bền vững đối với ngành VLXD đã được xác định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008. Để thực hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu trong quyết định, Bộ Xây dựng xây dựng “Chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010. Mục tiêu chung của chương trình là phát triển sản xuất và sử dụng VLKN để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.




Nhưng điều quan trọng hơn cả là làm thế nào để đưa chính sách vào cuộc sống, làm thế nào để VLKN tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường xây dựng? Mà muốn có đầu ra cho VLKN thì chính sách mở thông thoáng luôn là vấn đề cốt lõi. Trong hội thảo quốc tế với chủ đề: “Các giải pháp đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung”, ông Trần Đình Thái (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng) đã chỉ ra những thiếu sót, chưa đồng bộ về thực trạng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng về VLKN. Ông cho biết: “Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cho sử dụng VLXKN đã được Bộ Xây dựng quan tâm, nghiên cứu soạn thảo và ban hành, song để phục vụ thúc đẩy chương trình phát triển VLKN đến năm 2020 thì còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, khó đáp ứng cho kế hoạch thúc đẩy phát triển nhanh chóng VLKN, thay thế gạch đất sét nung hiện nay”.

Do vậy, để VLXKN phổ cập trong các công trình xây dựng, cần có các tiêu chuẩn liên quan đến yêu cầu thiết kế, hướng dẫn thi công xây dựng và nghiệm thu cụ thể hóa cho từng đối tượng sản phẩm VLXKN. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất và kinh doanh vật VLKN, Nhà nước đã ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN; các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLKN nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm... Hiện tại, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật VLKN để tạo cơ chế cho vật liệu này phát triển.

Cả nước hiện có khoảng 900 cơ sở sản xuất VLXKN, với tổng công suất 1,6 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm, chiếm 8% tổng số vật liệu xây. Trong đó gần 40 dây chuyền công suất vừa và lớn với tổng công suất gần 600 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm (chiếm trên 30% tổng công suất VLXKN). Số còn lại (gần 70%) là các dây chuyền có công suất nhỏ, quy mô hộ gia đình.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam:

Bộ Xây dựng xác định rất rõ: Trước hết phải xóa bỏ những rào cản từ chính những tồn tại trong cơ chế chính sách hiện hành. Đó là xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản xuất và sử dụng sản phẩm, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, lập danh mục các loại VLKN thay thế vật liệu nung truyền thống, danh mục vật tư làm nguyên vật liệu sản xuất, xây dựng lộ trình cụ thể về sử dụng VLKN, các giải pháp về khoa học công nghệ... Không chỉ trong nội bộ Ngành, chúng tôi còn xây dựng chương trình tuyên truyền sâu rộng tới toàn xã hội nhằm định hướng lại thói quen tiêu dùng vật liệu xây, cổ vũ VLKN. Đây chính xác là chiến lược toàn diện bao gồm rất nhiều các “bài toán tổng hợp” phải tiếp tục thực hiện trong chặng đường còn rất dài. Toàn xã hội cũng phải nhập cuộc.
 



NN_Theo Báo xây dựng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng