DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

SẢN PHẨM VLXD MỚI

Siêu gỗ dán: Vật liệu tương lai của các tòa nhà chọc trời

03/11/2014 - 03:08 CH

Các kiến trúc sư và kỹ sư giờ đang tìm kiếm các phương thức mới để xây dựng tòa nhà cao hơn và nhanh hơn mà không tác động quá tiêu cực đến . Một trong những cách đó là quay về với nguyên liệu xây dựng cơ bản nhất: gỗ và một loại siêu gỗ dán đã được phát triển để giải quyết thách thức này.


Bằng cách dùng keo kết dính các lớp gỗ mềm ít giá trị lại với nhau để tạo ra các tấm gỗ xây dựng. Loại gỗ này đang mở ra triển vọng về một thời đại mới của các tòa nhà chọc trời bằng gỗ thân thiện với môi trường gọi là “plyscraper”.

Trong một nghiên cứu hồi năm ngoái, Skidmore, Owings & Merill (SOM) - công ty kiến trúc đã thiết kế nên Trung tâm Thương mại Một Thế Giới cao 94 tầng ở New York và tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa (gần 830 m) ở Dubai - cho biết một tòa nhà cao 125m được xây chủ yếu từ các tấm gỗ ép lớn là hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật, lại có tính cạnh tranh về kinh tế và đặc biệt là có thể giảm lượng carbon lên tới 75%.

Các loại gỗ tấm có thể tái tạo, mất ít năng lượng để sản xuất hơn là bê tôngthép và còn “bắt giữ” được CO2 thay vì thải ra khí nhà kính trong quá trình sản xuất ra nó. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ một tòa nhà cao 4 tầng được làm từ các loại gỗ như vậy sẽ giảm được khí thải nhà kính xuống một mức độ tương đương với việc loại bỏ được 500 chiếc ôtô khỏi đường phố trong vòng 1 năm. Một tòa nhà bằng gỗ cao 20 tầng “bắt giữ” được khoảng 3.100 tấn khí carbon, trong khi một tòa nhà bằng bê tông có chiều cao tương đương thải ra tới 1.200 tấn khí carbon. Đây là con số khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Hiện tại, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy triển vọng sáng sủa của các tòa nhà “plyscraper”. Trong khi sắp sửa hoàn thành Trung tâm Cải tiến và Thiết kế Gỗ của Đại học Northern British Columbia ở Prince George (Canada), Công ty MGA của kiến trúc sư nổi tiếng người Canada Michael Green cũng đã lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà cao 30 tầng bằng gỗ tại trung tâm Vancouver.

Nếu nó được xây dựng, dự án của Green sẽ là tòa nhà bằng gỗ cao nhất thế giới, vượt qua cả các tòa nhà hiện tại như Stadthaus 9 tầng ở London (Anh) và Forte Building 10 tầng ở Melbourne (Úc).

Không chỉ vậy, Green hiện cung cấp miễn phí cuốn cẩm nang 200 trang có tên The Case for Tall Wood Buildings (Hướng dẫn xây dựng các tòa nhà cao tầng bằng gỗ). Ông hy vọng nó sẽ khơi nguồn cảm hứng cho các kỹ sư và kiến trúc sư để họ vươn ra khỏi những bó buộc thiết kế chỉ bê tôngthép.

Mặc dù những người ủng hộ sử dụng vật liệu gỗ như Green hy vọng sẽ thay đổi được cách suy nghĩ của các nhà làm chính sách trên toàn thế giới, nhưng các quy định về xây dựng vẫn là một trở ngại đối với các tòa nhà bằng gỗ. Bởi lẽ, gỗ là vật liệu dễ cháy. Điều đáng mừng là nhược điểm này đã được khắc phục vì các tấm gỗ hiện nay đã có một lớp than bảo vệ, giúp duy trì được tính nguyên vẹn kết cấu, chứ không như thép vốn dễ bị cong oằn nếu bị đun nóng ở nhiệt độ quá cao. 

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng