DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp đang quan tâm hơn đến môi trường

04/05/2011 - 03:08 CH

Theo số liệu của VEPF, 2 năm trở lại đây số dự án môi trường được gửi đề nghị xin vay tăng mạnh, số vốn giải ngân cũng tăng từ 60-150% cho các dự án tại hơn 30 tỉnh thành.
Phóng viên VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Nam Phương, Giám đốc quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF), thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.



Xin ông có thể cho biết cụ thể xu hướng quan tâm hơn đến môi trường của doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Nam Phương: Nhiều doanh nghiệp đã và đang nghiêm túc thực hiện bảo vệ môi trường và coi đầu tư bảo vệ môi trường là một kênh đầu tư, vừa mang lại lợi ích cho mình vừa mang lại lợi ích cho xã hội, đáp ứng những quy định ngày càng khắt khe của pháp luật về môi trường. Nhưng đa số họ còn thiếu vốn, thiếu thông tin.

Ông Nguyễn Nam Phương tại Hội nghị xúc tiến đầu tư bảo vệ môi trường khu vực phía Bắc


Với mục đích hoạt động phi lợi nhuận, VEPF hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước với lãi suất ưu đãi ít biến động chỉ 5.4%/năm. Khách hàng có thể được vay 70-75% tổng vốn đầu tư trong thời hạn lên tới 10 năm. Đây là nguồn tài chính quan trọng đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho các nhà đầu tư môi trường, góp phần thực hiện kịp thời các nhiệm vụ môi trường có tính cấp bách.

Hoạt động cho vay, tài trợ và quản l‎ý CDM của chúng tôi đều tăng mạnh trong 2 năm qua. Về cho vay ưu đãi, nếu trong năm 2009 Quỹ cho vay 172 tỷ đồng, tăng 154 %,và giải ngân 95,8 tỷ đồng, tăng157% so với năm 2008 thì trong năm 2010, quỹ cho vay 220 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009. Các khoản khác đều tăng mạnh so với 2009 như: giải ngân 154 tỷ (tăng 61%), thu nợ gốc 31 tỷ tăng 65%) và thu tiền lãi vay 8,6 tỷ đồng (tăng 80%). Tính đến nay, quỹ đã cho 113 dự án môi trường vay ưu đãi gần 600 tỷ. Đồng thời quỹ đã tiếp nhận ký quỹ gần 25 tỷ đồng cho 65 đơn vị khai thác khoáng sản tại 11 tỉnh thành và tài trợ gần 21,4 tỷ cho các dự án tại 36 tỉnh thành.

Các dự án cho vay của Quỹ đã có mặt ở hơn 30 tỉnh/thành phố trên toàn quốc, kể cả các tỉnh xa như Cao Bằng và Cà Mau. Đối tượng Quỹ phục vụ không chỉ là các dự án lớn mà còn trải rộng tới các hộ kinh doanh.

Quỹ còn đưa ra nhiều hình thức đa dạng như cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ và đồng tài trợ, quản lý dự án theo cơ chế phát triển sạch (CDM), ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, bảo lãnh vay vốn.

Được biết, một phần không nhỏ vốn của quỹ cũng được rót cho tài trợ môi trường và cơ chế sản xuất sạch hơn (CDM). Theo ông, làm sao để doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn này?


Để tiếp cận được các nguồn tài chính này, các doanh nghiệp cần nắm rõ những lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn. Trong đó, tiêu chí để các doanh nghiệp được chọn sẽ dựa vào một số yếu tố như tính cấp thiết, hiệu quả, tính phù hợp, tính nhân rộng và cuối cùng là khả năng hoàn trả vốn của dự án.

Để việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, việc kết hợp giữa doanh nghiệp với các Quỹ và ngân hàng là rất cần thiết. Điển hình như Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh (GCTF) phối hợp với ngân hàng Techcombank, ACB và VIB để cấp vốn vay tới các doanh nghiệp. Trong đó, tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp được cấp vốn vay sẽ phải hội tụ một số điều kiện như: đầu tư mới dây chuyền hoặc thay thế; ít nhất phải cải thiện được 30% thông số môi trường; quy mô công ty có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD và đối tác Việt Nam chiếm 51%...

Nhu cầu vay rất lớn, trong khi nguồn vốn bổ sung của chính phủ lại chưa thể tăng ngay tương ứng, vậy Quỹ sẽ giải quyết ra sao?


VEPF luôn nhận được sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã giúp cho các hoạt động của Quỹ phát triển. Đặc biệt, từ khi có Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động của Quỹ được đẩy mạnh và hiệu quả hơn.

VEPF cũng chủ động tìm kiếm và xây dựng các ý tưởng dự án khả thi, đề xuất hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ đóng góp trực tiếp cho các dự án này và bổ sung nguồn vốn cho VEPF.

VEPF đã hợp tác với Tổ chức Phát triển thế giới, Quỹ Môi trường của Cộng hòa Séc; nhận tiền đóng góp tự nguyện của hành khách bảo vệ ô nhiễm không khí từ hãng hàng không JetStar Pacific. Đồng thời VEPF triển khai một số hợp tác mới với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex về hợp tác trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính cho các dự án và họat động bảo vệ môi trường tại Việt Nam. VEPF cũng mới gặp gỡ và làm việc với Ngân hàng thế giới World Bank, JICA, Quỹ Hans Seideil Foundation(Đức), Tổ chức Hệ thống thế giới xanh Green World nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa hai bên.

Cảm ơn ông về cuôc trao đổi này!


ĐM_Theo Vietnamnet

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng