DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Năng suất xanh

Phát triển vật liệu xây không nung cần những giải pháp đồng bộ

03/04/2014 - 05:32 CH

Chương trình phát triển Vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu đến năm 2015 vật liệu xây không nung sẽ chiếm tỷ lệ 20 - 25% vật liệu xây và đạt tỷ lệ 30 - 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc tiêu thụ, sử dụng vật liệu xây không nung vào công trình xây dựng còn rất hạn chế, không tương xứng với năng lực đã được đầu tư.

Hội thảo “Vật liệu xây không nung - Thách thức và Giải pháp phát triển sản xuất và sử dụng trong xây dựng công trình”

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tại trong khuôn khổ Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2014 lần thứ nhất, TS. Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có bài phát biểu chỉ rõ những nguyên nhân khiến cho , đó là:


Nguyên nhân khách quan

"Chương trình phát triển Vật liệu xây không nung đến năm 2012" ra đời đúng vào thời điểm nền kinh tế suy thoái, đầu tư công bị cắt giảm, thị trường bất động sản đóng băng khiến cho bị thu hẹp và đối với thị trường gạch đất sét nung cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bên cạnh đó, việc đầu tư sản xuất bê tông bọt, bê tông khí AAC giai đoạn đầu phát triển nóng, với trình độ công nghệ thấp, trang bị không đồng bộ, trình độ tự động hóa thấp do vậy chất lượng sản phẩm chưa cao, không ổn định, dung trọng gạch cốt liệu còn nặng, hình thức mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Nguyên nhân chủ quan

Nhìn nhận thẳng thắn vào vấn đề, TS Huynh nêu rõ những nguyên nhân chủ quan thuộc về phía các nhà sản xuất, cũng như các nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư công trình; đồng thời với đó là những hạn chế trong việc thực thi các chính sách, chế độ ưu đãi cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện. Cụ thể:

Việc đưa sản phẩm AAC, bê tông bọt vào xây dựng không tuân thủ đúng chỉ dẫn kỹ thuật, vữa xây, vữa trát không đạt chất lượng, tay nghề của thợ chưa được đào tạo, dẫn đến chất lượng một số ít công trình chưa tốt, tường xây bị nứt, gây tâm lý hoài nghi sản phẩm AAC, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ AAC

Việc thực thi các chính sách, chế độ ưu đãi phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, miễn phí tiền sử dụng đất xây dựng công trình, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, khuyến khích sử dụng chất thải công nghiệp… chưa được các cấp tuân thủ triệt để. Còn nhiều địa phương chưa có lộ trình tích cực xóa bỏ lò gạch thủ công, thậm chí còn có nơi cho đầu tư lò đứng liên tục, lò vòng cải tiến sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đã cản trở thị trường vật liệu xây không nung phát triển.

Việc các nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư công trình chưa tuân thủ triệt để Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ, và Thông tư 09 của Bộ Xây dựng đưa vật liệu xây không nung vào xây dựng công trình là nguyên nhân hạn chế sự phát triển thị trường vật liệu xây không nung thời gian qua.

Việc tuyên truyền phổ biến chủ trương phát triển sản xuất vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung, tính ưu việt của vật liệu xây không nung, đặc biệt bê tông nhẹ AAC, , cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng, thi công nhanh, giảm vốn đầu tư công trình, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút cộng đồng để tạo dựng thị trường vật liệu xây không nung phát triển.

 


Gạch không nung - một sản phẩm thân thiện môi trường, có hiệu quả kinh tế cao


Giải pháp phát triển vật liệu xây không nung

Theo TS. Trần Văn Huynh, để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường vật liệu xây không nung, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan quản lý cũng như nhà sản xuất, bên cạnh đó là nâng cao ý thức của chủ đầu tư và người tiêu dùng. Một số giải pháp cụ thể được TS. Huynh đưa ra, đó là:

Đối với các các doanh nghiệp: phải đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, đổi mới thiết bị, nâng cao trình độ tự động hóa, kiểm soát chế độ cấp hơi cho lò chưng áp, kiểm soát phối liệu, điều khiển quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm độ chính xác, đồng đều về quy cách sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường xây dựng nước ta. Tăng cường sử dụng phế thải công nghiệp, tiết kiệm nguyên liệu, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng tạo dựng được thương hiệu trên thương trường bằng uy tín, chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý.

Phải đăng ký công khai nhãn mác, chất lượng sản phẩm và cung cấp ra thị trường phải đúng chất lượng sản phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6477-2011 đối với gạch bê tông cốt liệu, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5979-2011 đối với bê tông nhẹ AAC, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9028-2011 đối với bê tông bọt, bê tông khí không chưng áp.
 
Đối với các chủ đầu tư: Cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề am hiểu về kỹ thuật xây, trát, nghiệm thu tường xây, nhất là block bê tông khí chưng áp AAC để đưa vật liệu xây không nung vào công trình chất lượng cao.

Nhà thầu xây dựng phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của thiết kế, tuân thủ kỹ thuật thi công xây trát, nghiệm thu công trình xây dựng bằng sản phẩm AAC, phải trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ thi công, vật tư kỹ thuật chuyên dụng, kết nối giữa tường và cột, dầm bê tông, cửa đi, cửa sổ…

Đây là giải pháp rất quan trọng, bảo đảm chất lượng công trình, tạo dựng thị trường vật liệu xây không nung phát triển bền vững.

Đối với các nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình cần nghiên cứu, nắm vững tính năng ưu việt, hiệu quả kinh tế kỹ thuật của vật liệu xây không nung, đặc biệt bê tông nhẹ AAC, tấm tường thạch cao, tấm 3D để đưa vào thiết kế xây dựng công trình.
 
Các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung, tính năng ưu việt của vật liệu nhẹ AAC, về cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lương, bảo vệ môi trường, về hiệu quả kinh tế kỹ thuật khi sử dụng AAC để xây dựng công trình, tạo dựng thị trường tiêu thụ mạnh mẽ vật liệu xây không nung.

Ngoài ra, TS.Trần Văn Huynh cũng nêu một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước như: cần bắt buộc đưa vật liệu xây không nung vào xây dựng công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, nhà ở xã hội, nhà cao tầng; xem xét điều chỉnh mức thuế giá trị gia tăng xuống 5% thay vì 10%, đặc biệt bê tông nhẹ AAC là vật liệu mới, , , sử dụng chất thải công nghiệp để khuyến khích cộng đồng sử dụng vật liệu xây không nung; ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng chất thải công nghiệp tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phế thải đá mạt của các xí nghiệp khai thác, chế biến đá xây dựng để sản xuất vật liệu xây không nung sinh thái, chấm dứt tình trạng bắt chẹt, nâng giá khi có doanh nghiệp sử dụng nguồn phế thải...

Thực hiện đồng bộ được các giải pháp nêu trên sẽ là lực đẩy quan trọng thúc đẩy chương trình “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung", góp phần tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, gây , tác hại đến sức khỏe con người, đến vật nuôi, cây trồng, sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm chi phí, xử lý phế thải, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội.

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng