DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin quốc tế

Thực trạng hiện nay và tương lai của ngành công nghiệp xi măng Ả-rập Xê-ut

27/11/2010 - 11:21 SA

Hội nghị về Xi măng và Bê tông Toàn cầu lần thứ nhất đã diễn ra tại Riyadh (Vương quốc Ả- rập Xê- út) vào đầu tháng 2 vừa qua. Vương quốc Ả rập- Xê rút có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới (khoảng 264 tỷ thùng dầu, chiếm 21% trữ lượng toàn cầu) và trong hai năm qua mặc dù giảm một nửa giá dầu nhưng doanh thu từ thuế vẫn đủ để cung cấp tài chính cho các công trình hạ tầng cơ sở lớn (gia cường bằng xi măng) trên khắp Vương quốc này. Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng công suất sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trong thời gian tới.

Vương Quốc Ả-rập Xê-út được may mắn là có nguồn tài nguyên khổng lồ, nhưng đất nước này và ngành công nghiệp xi măng sẽ phải đối mặt với một số thách thức trong những năm tới, bao gồm nguy cơ dư thừa sản lượng, sự cạnh tranh ngày càng tăng trên các thị trường xuất khẩu, một tương lai không chắc chắn về giá dầu và áp lực của sự gia tăng dân số.

 


Các xu hướng về nhu cầu và giá bán

 


Trước tiên, ngành công nghiệp xi măng Ả-rập Xê-út hiện đang tăng trưởng công suất rất nhanh. Khaled Bin Mohammad Al-Suleiman, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết ông dự đoán công suất sản xuất xi măng của Ả-rập sẽ tăng 19% đạt mức tối thiểu 50 triệu tấn vào cuối năm 2010. “Nhu cầu xi măng trên thị trường nội địa đã tăng từ 30 triệu tấn năm 2008 lên 35 triệu tấn năm 2009,” ông cho biết. Các dự án nhà máy mới hiện gần hoàn thành và một số dự án khác sắp được triển khai. Sản lượng xi măng sản xuất hàng năm của Ả-rập Xê-út dự kiến sẽ tăng từ mức 44,9 triệu tấn hiện nay lên 64 triệu tấn vào năm 2012, vì chính phủ đã cấp 27 giấy phép cho 45 triệu tấn tích luỹ sản lượng bổ sung trong mấy năm vừa qua. Tuy nhiên, một số các nhà máy này hiện vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu khả thi, vì vậy tổng sản lượng cuối cùng có thể sẽ thấp hơn. Trong giai đoạn 2007 – 09, công suất của Ả-rập đã tăng lên 38%.


 

Cung và cầu đang được điều chỉnh ở quốc gia này, sau khi xảy ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong năm 2008 – 2009. Ả-rập Xê-út mới đây đã huỷ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xi măng đưa ra hồi tháng 6/2008 nhằm gây áp lực giảm giá sau khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn gây ra sự bùng nổ về nhu cầu. Lệnh cấm này đưa ra tại thời điểm khi các công ty xi măng đang tìm kiếm các thị trường có tiềm năng lớn hơn ở nước ngoài và cùng với việc mở rộng công suất mà đã làm bão hoà việc đẩy giá thị trường trong nước lên cũng như lợi nhuận của nhiều công ty bị giảm đi. Southern Province Cement (Xi măng Tỉnh phía Nam) thậm chí đã xem xét lại các kế hoạch mở rộng của mình hồi giữa năm 2009 do lệnh cấm xuất khẩu.


                                      doithuong247


Hình trên: thành phố Jeddah là thành phố lớn thứ hai ở Ả-rập Xê-út (sau Riyadh), và là Cảng Biển Đỏ quan trọng nhất của đất nước này.


 

Tuy nhiên, Khaled Bin Mohammad al-Suleiman cho biết “Không phải lệnh cấm, mà chỉ là sự hạn chế thôi. Ba công ty hiện đang nhập khẩu xi măng trở lại … Ưu thế của Bộ và của Ả-rập Xê-út nói chung là để đáp ứng các nhu cầu trên thị trường trong nước, và chúng tôi sẽ chào đón bất kỳ lượng dư thừa sẵn có nào cho xuất khẩu,” Suleiman bổ sung thêm.

 


Thực tế cho dù rằng các công ty xuất khẩu của Ả-rập Xê-út sẽ sớm gặp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn nhiều từ bên ngoài, khi xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung xi măng ở khu vực Các Quốc gia Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), kể cả khi nhu cầu giảm đi. Sản lượng xi măng sản xuất hang năm của GCC sẽ vượt qua mức 120 triệu tấn vào năm 2011 theo báo cáo mới đây của Công ty Đầu tư Toàn Cầu, trong khi thị trường các dự án hạ tầng cơ sở lớn của GCC mà đã tăng trưởng từ 300 tỷ USD năm 2004 lên 2,67 nghìn tỷ USD trong Quý I/2009, bị giảm xuống 2,1 nghìn tỷ USD (tính theo năm) vào Quý III/2009.

 


“Trong số các dự án đã quy hoạch trước đây, thì 25% các dự án này đã bị đình lại. Nếu 75% dự án tiếp tục thực hiện theo quy hoạch và 40% dự án sẽ được thi công xây dựng, thì sẽ dẫn đến mức nhu cầu xi măng trung bình hang năm là 90,6 triệu tấn từ nay cho đến năm 2017”, báo cáo ghi rõ. “Với việc rất ít dự án được tiếp tục thực hiện vì khủng hoảng tài chính, nhu cầu xi măng đã giảm đi: mức độ sử dụng hữu hiệu của các nhà sản xuất xi măng GCC đã giảm xuống mức trung bình 75% vào cuối năm 2009. Với việc tiếp tục tăng thêm công suất và nhu cầu giảm đi, chúng tôi dự đoán mức độ sử dụng hữu hiệu sẽ giảm đi 65 – 70% cho đến khi thị trường các dự án hồi phục trở lại.” Mức giá bán xi măng trung bình hồi cuối năm 2009 đã giảm đi trung bình 6% ở GCC khi so sánh với mức giá bán trung bình của năm 2008. Tuy nhiên giá bán tương đối ổn định được duy trì ở Ả-rập Xê-út, phần vì tỷ lệ các dự án bị huỷ bỏ thấp hơn. Tuy nhiên, áp lực nhiều hơn về giá bán dự kiến sẽ ảnh hưởng khắp khu vực.

 


Ả-rập Xê-út đã tăng giá bán lên 3,1% trong giai đoạn từ tháng 1 – 9/2009. KSA là một trong số những nhà sản xuất xi măng với mức chi phí thấp nhất trong khu vực nhờ năng lượng và nhiên liệu được chính phủ bao cấp, và nhờ vị thế nguồn tiền mặt cao của các công ty cũng như chi phí trả lãi nợ thấp, tất cả những lợi thế này đã giúp duy trì mức chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước khác. Theo ý kiến của một quan sát viên, thì chi phí sản xuất của Ả-rập trung bình ở mức 28 USD/tấn (ví dụ, so với mức chi phí trung bình 36 USD ở Pakistan) hồi tháng 6/2009. Trái lại, giá bán xi măng ở Ả-rập lại đạt mức trung bình 63,5 USD/tấn vào Quý III/2009.

 


Theo báo cáo của Deloitte Middle East, GCC có lẽ sẽ chứng kiến sự sụt giảm 20% nhu cầu xi măng trong năm 2009, kết quả của sự đình trệ của ngành xây dựng trong khu vực, mặc dù các nhà phân tích đã dự báo rằng nhu cầu sẽ hồi phục trở lại chút ít trong năm 2010 cho thấy mức tăng trưởng 2% và tiếp tục đạt được mức tăng trưởng 10% trong năm 2011. “Trong một thời gian dài có vẻ như Vùng Vịnh không bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sau đó trong quý IV/2008, chúng tôi đã chứng kiến các dự án xây dựng trị giá hàng nghìn tỷ Đô-la sẽ bị đình lại, trong đó UAE bị ảnh hưởng nặng nề nhất,” Cynthia Corby, một trong số các tác giả của báo cáo này, cho biết. Corby khẳng định mức tăng trưởng trong tương lai của ngành xây dựng ở GCC sẽ không đạt được ở Dubai mà sẽ đạt được ở Abu Dhabim, Ả-rập Xê-út và Qatar. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng các nhà đầu cơ chính của ngành này sẽ phải giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, với khoản tiền tạm ứng sẽ là “vấn đề của quá khứ” và các nhà thầu phải “quản lý hết sức cẩn thận các luồng tiền mặt cho các dự án của họ.”

 


Các công ty


 

Hiện có 8 công ty xi măng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Ả-rập Xê-út, cùng với các công ty tư nhân, các công ty quy mô nhỏ hoặc mới đều đang tham gia thị trường (gồm cả Najran Cement, Northern Region Cement, Al-Gharbiah Cement, Jeddah Cement, Al Jouf Cement, Riyadh Cement, Al Safwa Cement, City Cement và Saudi White Cement). Các công ty chính trong danh sách gồm:

 


Arabian Cement Company thành lập năm 1955 và các sản phẩm của công ty này bao gồm xi măng Portland thường, xi măng bền sun-phát, xi măng puzzolan Portland và các loại xi măng khác. ACC có trụ sở ở Jeddah, miền Tây Ả-rập Xê-út, và nhà máy của Công ty này nằm ở khu vực Rabigh của Ả-rập Xê-út với công suất lò clanke 2,5 triệu tấn/năm và công suất nghiền năm đạt khoảng 3 triệu tấn.

 


Eastern Province Cement Company, nằm ở Dammam, miền Đông Ả-rập Xê-út, được thành lập năm 1982 là một công ty cổ phần có tên là Saudi-Kuwaiti Cement Company. Năm 1994, Công ty này đã đổi tên thành Eastern Province Cement Company và hiện thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư Ả-rập. Các sản phẩm của EPC gồm xi măng Portland thường, xi măng bền sun-phát và clanke.

 


Southern Province Cement nằm ở Abha, phía tây nam Ả-rập Xê-út. SPC vận hành 3 nhà máy. Các nhà máy này nằm ở Jazan, Bisha và Tuhama. Công suất năm của công ty là 5,57 triệu tấn clanke và 5 triệu tấn xi măng.

 


Qassim Cement, nằm ở Buraida, phía đông Ả-rập Xê-út, được thành lập năm 1976, có công suất 3,5 triệu tấn và sản xuất hai loại xi măng – Xi măng Portland thường Loại I dung cho thi công tường, sàn, hè đường và các chi tiết gia công trước, và Xi măng Bền Sun-phát Loại V dùng cho các kết cấu bê tông chịu được các phản ứng sun-phát gay gắt.


 

Saudi Cement Company (SCC) là một Công ty Cổ phần của Ả-rập Xê-út được thành lập năm 1955, đang vận hành hai nhà máy xi măng ở Tỉnh phía đông Ả-rập Xê-út. Hai nhà máy này, Hofuf và Ain Dar, cách khoảng 35km và nằm trong phạm vi 130km tính từ Dammam. Lần nâng cấp cải tạo gần đây nhất của Nhà máy Hofuf là vào năm 1997 khi một lò mới công suất 3500 tấn clanke/ngày được bổ sung thêm, mang lại tổng công suất của nhà máy lên 7825 tấn clanke/ngày. Nhà máy Ain Dar, lúc đầu là Công ty Saudi-Bahraini Cement thành lập năm 1981, có 4 lò công suất 1500 tấn clanke/ngày/một lò, tổng cộng là 6000 tấn clanke/ ngày.


                   doithuong247


Tabuk Cement Company là một trong số các công ty quy mô nhỏ trên thị trường xi măng Ả-rập Xê-út có công suất hiện tại khoảng 1,8 triệu tấn. Công ty đã triển khai thi công một nhà máy xi măng kiểu chìa khoá trao tay để phục vụ cho vùng cực tây bắc của Vương quốc. Nhà máy nằm ở cảng Duba trên bờ biển Đỏ, 25km về phía bắc thành phố Duba.

 


Yamama Saudi Cement Company là một trong số những nhà sản xuất xi măng lớn nhất ở quốc gia này và là một trong số những công ty thành lập sớm nhất, năm 1961. Công ty đã được thành lập bởi Thái tử cuối cùng H H Mohammad Bin Saudi Al-Kabir, với một dây chuyền công suất 300t/ngày, khi đó thừa sản lượng để đáp ứng nhu cầu ở các vùng Riyadh, Qassim và Hail kết hợp lại. Ngày nay, YSCC có công suất sản xuất clanke là 6 triệu tấn và công suất xi măng là 6,5 triệu tấn. Công ty đã trưởng thành cùng với sự phát triển của vùng Riyadh, nhưng công suất của Yamama hiện thậm chí không đáp ứng được nhu cầu của riêng thành phố Riyadh. Công ty cũng có một nhà máy sản xuất bao bì, công suất 30 triệu bao mỗi năm, cho tiêu thụ cố định.


                   doithuong247



Ảnh trên: Thành phố Thể thao của Riyadh được quy hoạch là dự án tiêu chuẩn trị giá nhiều tỷ USD của thành phố này.

 


Yanbu Cement Company, nằm ở Jeddah, phía tây Ả-rập Xê-út, được thành lập năm 1975 và có công suất sản xuất xi măng khoảng 4,6 triệu tấn. Nhà máy của công ty này nằm ở Ras Baridi, 60km về phía bắc thành phố Yanbu, trên bờ biển phía tây của Ả-rập Xê-út.

 


Các công suất mở rộng

 


Trong số nhiều dự án hiện đang thực hiện, có hai dự án đáng chú ý. Southern Province Cement (SPC) đã ký hợp đồng trị giá 147 triệu USD với công ty thiết kế kỹ thuật Trung Quốc Sinoma để nâng công suất của SPC lên. Hợp đồng chìa khoá trao tay, sẽ được thực hiện trong 23 tháng, yêu cầu xây dựng dây chuyền sản xuất thứ 2 với công suất ngày là 5000 tấn tại nhà máy ở Tuhama của SPC.



Yanbu Cement Co hiện đang xây dựng dây chuyền sản xuất số 5, trị giá khaỏng 580 triệu USD. Khi dây chuyền sản xuất mới này đi vào vận hành trong năm 2010, sẽ có công suất ngày là 10.000 tấn, đưa công suất năm của YCC lên 7 triệu tấn và do vậy sẽ đưa công ty này trở thành công ty sản xuất xi măng lớn nhất ở miền tây Ả-rập Xê-út. Yanbu, giống như SPC, đã ký hợp đồng với Công ty Thiết kế kỹ thuật Quốc tế Sinoma. Rõ ràng là hiện Ả-rập Xê-út đang hướng về miền đông cho các công trình xi măng của mình hơn là miền tây.



Kết quả



Các công ty xi măng có trong danh sách của Ả-rập Xê-út đã trải qua hai năm khó khăn, nhìn chung cho thấy các kết quả hoạt động trong năm 2008 và 2009 kém hiệu quả hơn , và không có dấu hiệu nào cho thấy hiệu quả hoạt động đã được cải thiện trong các giai đoạn sau của năm 2009 và 2010.


 

Arabian Cement Company đã ghi nhận sự giảm sút về lợi nhuận ròng của mình trong 9 tháng đầu năm 2009 là 69,1 triệu USD so với 74 triệu USD đạt được trong năm trước. Sự giảm sút này chủ yếu là do giảm mức giá bán trung bình trong thời gian 9 tháng, ACC cho biết nhưng không đưa ra các số liệu xác thực.

 


Eastern Province Cement Company cho biết công ty này đã đạt được lợi nhuận ròng 93,3 triệu USD trong năm 2009, giảm so với 115 triệu USD đạt được trong năm trước. Sự giảm sút về các kết quả cuối cùng của công ty là do giảm giá bán vì cạnh tranh gay gắt, cùng với việc tăng các chi phí vận hành sau khi EPC dừng sản xuất đồng thời các lò của mình để cố gắng giảm lượng tồn kho. Trong quý IV/2009, công ty đã công bố mức sụt giảm lợi nhuận ròng 33,3%/năm trị giá 13,3 triệu USD.



Southern Province Cement Co, công ty sản xuất xi măng lớn nhất của Ả-rập Xê-út tính theo giá trị thị trường, cho biết trong quý IV lợi nhuận của công ty đã tăng 2,4% nhờ tăng giá bán và chi phí hoạt động thấp hơn. Southern Cement đã đạt được lợi nhuận ròng 48,27 triệu USD trong 3 tháng tính đến cuối tháng 12, tăng so với 47,2 triệu USD trong giai đoạn cùng kỳ của năm trước. “Lý do đạt được lợi nhuận ròng tăng lên đó là vì giá bán tăng và các chi phí hoạt động giảm,” công ty nêu rõ trong báo cáo của mình. Southern Province Cement Co trước đó đã công nhận mức sụt giảm 5,4% lợi nhuận ròng trong quý III do lệnh cấm xuất khẩu áp dụng quá lâu, và do sự sụt giảm nhu cầu ở Ramadan.


 

Qassim Cement Company đã ghi nhận mức tăng nhẹ lợi nhuận ròng của mình đạt 114,3 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2009, so với 113 triệu USD đạt được của năm trước.


                doithuong247

Ảnh trên: Toà tháp Al-Faisaliah ở khu buôn bán kinh doanh Riyadh.

Ảnh ghép: Nhà máy mới của Al Jouf Cement Company hiện đã hoàn thành được 93% theo báo cáo.

 

 


Vào cuối tháng 12/2009, Yanbu Cement Co cho biết theo các kết quả sơ bộ thì lợi nhuận ròng của công ty này trong năm 2009 đã sụt giảm xuống 127 triệu USD so với 149 triệu USD của năm trước, hay nói cách khác là đã sụt giảm 15%/năm.


 

Sự đa dạng hoá


 

Điều thú vị là các công ty sản xuất xi măng nhiều tiền của Ả-rập Xê-út đã bắt đầu hướng ra nước ngoài để tìm kiếm các cơ hội đạt được lợi nhuận từ xi măng. Vào giữa tháng 1/2010, nhà sản xuất xi măng của Ả-rập Xê-út là Arabian Cement Company đã tiến hành vận hành thử ở nhà máy xi măng mới Al Katrana của mình, 90km về phía nam của Thủ đô Amman của Jordania, theo Shauqi al-Khâyt, giám đốc Công ty Al Katrana Cement cho biết. ACC sở hữu 85% cổ phần ở Al Katrana Cement, sau khi dự án xây dựng được triển khai thi công hồi tháng 10/2007. Nhà máy dự kiến đi vào sản xuất thương mại giữa năm 2010 và sẽ đạt công suất năm là 2 triệu tấn xi măng.

 


Ngoài ra, Eastern Province Cement Company còn cho biết rằng Công ty TNHH Saudi Yemeni Cement, trong đó công ty này sở hữu 30% cổ phần, đã bắt đầu chạy sản xuất thử tại nhà máy của mình ở Mukalla, phía nam Yemen. Nhà máy sẽ đạt công suất 1,2 triệu tấn clanhke/năm và 1,26 triệu tấn xi măng/năm. Hầu hết sản lượng của nhà máy sẽ được tiêu thụ trên thị trường trong nước, phần còn lại sẽ được xuất khẩu sang các nước láng giềng.

 


Tin tức về các công ty

 


Trong các mặt phát triển khác của ngành công nghiệp xi măng Ả-rập Xê-út, quỹ hưu bổng do nhà nước quản lý của Ả-rập Xê-út đã chi 336 triệu USD để nâng cổ phần của mình lên ở 7 công ty vì quỹ này đang tìm cách mở rộng đầu tư và tăng thêm lợi nhuận từ sự hồi phục của thị trường, bao gồm Southern Province Cement Co. và Qassim Cement Co. Các quốc gia vùng Vịnh Péc-xích, gồm cả Saudi Arabia, đang sử dụng các quỹ tài sản rất lớn của mình cho mở rộng đầu tư trong và ngoài nước vì các quốc gia này đang tiến hành đa dạng hoá nền kinh tế của mình ngoài dầu mỏ và tìm cách tăng cường hoạt động kinh doanh về hối đoái trong nước. Sở giao dịch chứng khoán của Ả-rập Xê-út, sở giao dịch chứng khoán lớn nhất ở vùng Trung Đông, đã tăng 18% trong năm 2009, sau khi bị thua lỗ hơn một nửa giá trị của mình trong năm 2008 khi giá dầu sụt giảm.



Nhà sản xuất xi măng của Ả-rập Xê-út là Qassim Cement Co. đã bầu ra một Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị mới này hoạt động trong nhiệm kỳ 3 năm và sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình vào ngày 31/12/2012, gồm Abdul Aziz al-Zaid, Faris al-Hammeed, Youssef al-Khail, Abdullah al-Ajaji, Abdul Majeed al-Sultan, Abdullah al-Saif, Khaled al-Mudaifar, Abdul Aziz al-Amir, và Amr al-Amr. Tại đại hội cổ đông bất thường, Qassim Cement đã phê duyệt tăng nguồn vốn lên 240 triệu USD từ 120 triệu USD, sẽ được thực hiện thông qua việc phát hành biếu không 1 : 1. QCC sẽ sử dụng các khoản lợi nhuận không chia và nguồn dự trữ pháp định để cấp vốn cho các hoạt động của mình. Qassim Cement Co. cũng cho biết rằng coôg ty này đã giải quyết các tranh chấp đối với hợp đồng của dây chuyền sản xuất thứ 3 mà đã đi vào vận hành trong năm 2007. Thoả thuận ký với nhà thầu sẽ có những tác động tích cực đối với báo cáo tài chính của công ty, công ty cho biết.

 


Các thị trường xuất khẩu và triển vọng tương lai

 


Ả-rập Xê-út là quốc gia xuất khẩu chính cho khu vực vùng Vịnh trước khi quốc gia này rơi vào tình trạng thiếu hụt trong nước và áp dụng lệnh cấm xuất khẩu của chính phủ. Xi măng của Ả-rập Xê-út đã xuất khẩu được 3,5 triệu tấn trong năm 2007 nhưng lại giảm xuống 2,8 triệu tấn trong năm 2008. Ả-rập Xê-út có lợi thế về vị trí là nhà cung cấp cho các quốc gia khác ở GCC và Châu Phi và cung cấp cho các quốc gia này thông qua các tuyến đường bộ rẻ tiền, do vậy chi phí đường hàng không và thời gian giao hàng là yếu tố mang tính cạnh tranh. Các số liệu ban đầu dự đoán sẽ có tới 12 triệu tấn xi măng được dùng cho xuất khẩu trong năm 2010. Điều này còn phụ thuộc vào thị trường trong nước.


                          doithuong247

Hình trên: Ả-rập Xê-út – và Riyadh nói riêng – đều có nhiều tham vọng. Một toà tháp cao một dặm trước đó đã được quy hoạch cho Jeddah, nhưng tiến độ vẫn còn chậm do giá dầu giảm đi một nửa.

 


Kết luận


 

Ả-rập Xê-út là quốc gia có dân số đặc biệt trẻ với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 21 tuổi: tỷ lệ sinh đẻ ở mức cao và dân số có chiều hướng tiếp tục tăng ở mức cao 2,4%/năm. Nhà ở, trường học và chăm sóc những người dân Ả-rập Xê-út trẻ này là những yếu tố sẽ đảm bảo nhu cầu cao về xi măng ở vương quốc này trong những năm tới. Sự tăng trưởng sau kỳ suy thoái toàn cầu sẽ làm tăng giá dầu và doanh thu từ thuế của Ả-rập Xê-út lên. Tương lai rất sáng sủa.

 

 (Dịch từ Global Cement Magazine)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng