Thông tin về “” dành cho bất động sản đã dấy lên nghi ngờ của thị trường về cả quy mô cũng như thông tin thiếu rõ ràng. Nhằm làm rõ các vấn đề liên quan, cuối chiều 4/4, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) đã có thông tin chính thức gửi các cơ quan truyền thông.
Củng cố lòng tin
Theo
vụ chức năng này, việc thị trường bất động sản đóng băng trong thời
gian dài đã tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế có liên quan; gây nên
những khó khăn cho các ngành vật liệu xây dựng như: , ,
gạch ceramic, kính xây dựng…; nhiều công nhân thiếu việc làm; nợ xấu
trong lĩnh vực bất động sản tăng cao; thanh khoản bất động sản giảm làm
cho các ngân hàng khó cho vay; thị trường mất cân đối cung cầu dẫn đến
những người có nhu cầu thực khó tiếp cận với nhà ở…
Do thị trường
bất động sản có quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của mọi
tầng lớp dân cư, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tín dụng, xây
lắp, , lao động... nên tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Vì
vậy, Chính phủ đã có chỉ đạo các ban ngành chức năng triển khai giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho những lĩnh vực trên. Và mặc dù, thời gian qua
đã có một số giải pháp triển khai, tuy nhiên thị trường vẫn gặp khó
khăn. Nguyên nhân, theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, là do sự thiếu
tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác trong chuỗi liên kết xây dựng. Sự
thiếu tin tưởng đã làm cho các giao dịch kinh tế (mua bán vật liệu xây
dựng, thi công công trình dở dang; nộp tiền mua nhà theo tiến độ, thanh
toán tiền xây dựng và vật liệu xây dựng…) của thị trường bất động sản
gặp khó khăn. Mặt khác, nợ xấu cho vay đối với lĩnh vực bất động sản có
xu hướng giảm vào cuối năm 2013 tuy nhiên vẫn ở mức cao.
Để củng
cố lòng tin giữa các thành viên tham gia chuỗi liên kết trong lĩnh vực
xây dựng/bất động sản, vai trò của các ngân hàng thương mại đóng vị trí
quan trọng nhằm giám sát quá trình vận động dòng tiền trong chuỗi liên
kết, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đối tượng.
Ngân hàng Nhà nước
đang chủ trương nghiên cứu đẩy mạnh việc cho vay theo chuỗi liên kết 4
nhà. Theo đó, các ngân hàng ký hợp đồng với chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng để kiểm soát dòng vốn an toàn, hiệu quả.
Ảnh minh họa là chương trình tín dụng thông thường
Về ‘‘”
do Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) công bố mới đây, Vụ Tín dụng các
ngành kinh tế đánh giá “là một định hướng phát triển rất có ý nghĩa đối
với việc hỗ trợ thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng”.
Tuy
nhiên, việc VNCB hợp tác cùng ngân hàng nào, với số tiền bao nhiêu là
tùy thuộc vào thỏa thuận của VNCB với các ngân hàng khác. Theo VNCB,
ngân hàng này chỉ cho vay 10.000 tỷ đồng trong ‘‘gói tín dụng 50.000 tỷ
đồng”, tương tự như mức đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước: tổng cộng tài
trợ 33 dự án tương đương 10.715 tỷ đồng.
“Việc cho vay của VNCB
nói riêng và chuỗi liên kết 4 nhà của các ngân hàng nói chung thực hiện
như thông thường; chỉ khác ở chỗ trước đây từng ngân hàng cho vay rời
rạc đối với từng chủ thể còn nay có sự liên kết giữa các ngân hàng và
các chủ thể để kiểm soát dòng tiền sử dụng đúng mục đích, tạo lập lại
niềm tin trong lĩnh vực xây dựng”, vụ chức năng trên giải thích thêm.
Theo /VnEconomy
Ý kiến của bạn