DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Công nghiệp tăng trưởng thấp

02/10/2012 - 01:45 CH

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8%, đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ của năm 2011.



Khai thác vật liệu xây dựng giảm


Tăng trưởng thấp nhất trong cơ cấu ngành và thấp hơn so với mức tăng chung của toàn ngành là ngành khai thác mỏ (chỉ tăng 4%), trong đó, riêng ngành khai thác dầu thô và khí tự nhiên tăng 13,4% còn lại các ngành khác đều giảm, có những ngành giảm sâu như: khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh giảm 21,8%, khai thác và thu gom than cứng giảm 6% và khai thác khí đốt tự nhiên giảm 2,3%. Ngành công nghiệp chế biến cũng có mức tăng trưởng thấp, thấp hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành, tăng 4,2% và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm 2011 (cùng kỳ năm 2011 tăng 10,7%). Trong đó, có nhiều ngành sản xuất giảm, tập trung chủ yếu ở các nhóm sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, vôi, thạch cao, sắt, gang thép, sơn... giảm từ 5 - 15%; nhóm sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, máy mô tơ, máy phát, biến thế, dây điện và cáp điện, xe có động cơ, mô tô, xe máy... cũng giảm từ 1-15%; nhóm sản xuất vải dệt thoi, hàng may sẵn, giày, dép, giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa cũng giảm từ 1 - 13%.

Trong khi nhóm vật liệu xây dựng, điện máy, may mặc, giày, dép và giấy bìa sản xuất suy giảm, thì cứu cánh của sản xuất công nghiệp 9 tháng được bù đắp bởi một số ngành như đóng tàu và cấu kiện nổi (tăng 248%), sản xuất thiết bị truyền thông (tăng 57%) sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe (tăng 44%), sản xuất linh kiện điện tử (tăng 22%), sản xuất phân bón, hoá dược, thuốc và dược liệu tăng trên 15%, sản xuất đường, sữa tăng trên 14%...


Cần có thêm chính sách hỗ trợ nhằm khơi thông nguồn vốn cho DN.

Tồn kho tăng cao

Theo báo cáo, lượng tồn kho của nhiều sản phẩm vẫn còn cao so với cùng kỳ năm trước. Đến đầu tháng 9, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó những ngành có tồn kho cao tập trung ở nhóm sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, sắt, thép, gang (tăng trên 40%); sản xuất thức ăn gia súc và thuỷ sản, may trang phục, phân bón và hợp chất nitơ, sản phẩm khác từ plastic, pin ắc quy, dây điện và cáp điện, mô tô xe máy, sản xuất xe có động cơ... tăng trên 20%. Nguyên nhân là do nhu cầu trong và ngoài nước suy giảm do những khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, thị trường bị thu hẹp gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Từ thực tế trên có thể thấy, sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2012 có tăng trưởng nhưng ở mức thấp, trong đó nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy sản xuất của ngành vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng công nghiệp chế biến giảm, trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, sức mua trên thị trường trong và ngoài nước đều ở mức thấp; tồn kho của một số ngành còn ở mức cao... sản xuất hàng hoá vì thế tăng chậm lại. Trong số 39 nhóm sản xuất thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, có một số mặt hàng sản xuất tăng cao đã phần nào hỗ trợ cho sự suy giảm của nhóm, tập trung ở nhóm công nghiệp cơ khí như: sản xuất thiết bị điện, đóng tàu và cấu kiện nổi, sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và linh kiện điện tử.

Các chuyên gia cho rằng, khó khăn lớn trong sản xuất công nghiệp hiện nay vẫn là nhu cầu vốn tăng cao do mặt bằng giá các yếu tố sản xuất tăng, nhưng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả đầu tư kinh doanh. Cùng do DN không thu xếp được vốn, khiến cho tình hình thực hiện các dự án đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất tiến độ triển khai vẫn còn rất chậm, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đặt ra và gây lãng phí các nguồn lực huy động.

Vì vậy, trong thời gian tới vẫn rất có thêm các chính sách hỗ trợ nhằm khơi thông nguồn vốn cho DN, kích cầu để tăng tiêu thụ, giảm tồn kho, khẩn trương thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm khai thông thị trường thúc đẩy sản xuất phát triển.

Báo Xây dựng điện tử

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng