DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Trái phiếu xi măng: Huy động vốn hiệu quả để xây dựng đường BTXM

21/09/2012 - 06:21 SA

Khó khăn nhất hiện nay đối với các tuyến đường sử dụng xi măng nói riêng và hạ tầng giao thông hiện nay là vốn nhưng không trông chờ vào nguồn vốn ngân sách, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, linh hoạt để triển khai xây dựng đường giao thông bằng BTXM.
Nhiều cách làm hay xây dựng đường GT bằng BTXM

Sau gần 1 năm đi xa, trở lại quê lúa Thái Bình lần này, tôi vô cùng ngạc nhiên bởi con đường làng hẹp và ghệp nghềnh đất gạch xưa kia mà mỗi mùa gặt lại bện rơm dưới bánh xe, giờ rộng thênh thang, trải bê tông xi măng phẳng lì, xe chạy bon bon, ô tô vào được sân to cạnh giếng làng. Khắp đường làng ngõ xóm được trải bê tông xi măng mới cứng, phẳng lì, làng trên xóm dưới sạch sẽ, khang trang. Tìm hiểu cặn kẽ mới biết: Làng tôi huy động cả làng cùng góp tiền của, công sức, những người con làm ăn xa quê giờ thành đạt cũng quay trở về góp tiền xây dựng đường làng… Tất cả “nội lực ngoại lực” đều được huy động để xây dựng đường làng đẹp đẽ và khang trang như bây giờ. Đường do dân làng tự xây dựng nên cũng được gìn giữ cẩn thận và sạch sẽ.

Đem câu chuyện xây dựng đường GTNT từ quê lúa Thái Bình lên vùng cao, tôi không khỏi bất ngờ bởi người dân vùng cao cũng đã sử dụng phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng GTNT rất thành công. Đơn cử như tỉnh Lào Cai, xây dựng đường GTNT đã trở thành phong trào. Tỉnh hỗ trợ toàn bộ xi măng, ống cống và hỗ trợ một phần nhân công với tổng trị giá khoảng 300 triệu đồng/1 km, nhân dân góp đá, góp công. Nhờ đó, nhiều tuyến đường BTXM kiên cố, chắc chắn đã được xây dựng, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Không chỉ dừng lại ở quy mô đường GTNT cấp xã, liên xã, nhiều tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng tỉnh lộ, quốc lộ bằng BTXM như tỉnh Thái Nguyên đang triển khai dự án đường kết nối QL3 và QL37 đi qua khu công nghiệp Phú Bình và khu công nghiệp Sông Công bằng BTXM theo cơ chế huy động hợp tác công tư – Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước chịu chi phí cho đơn vị thi công khi bị chậm thanh toán. Và gần đây nhất, một địa phương xứng đáng tiên phong trong xây dựng đường BTXM là TP Hồ Chí Minh khi Văn phòng UBND TP.HCM vừa chính thức thông báo: Trong thời gian tới, TP Hồ Chí Minh dự kiến đầu tư xây dựng gần 1600 tuyến đường bằng BTXM. Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2015, TP sẽ đầu tư xây dựng 1.540 tuyến đường và nâng cấp 13 nút giao thông dọc quốc lộ 22, đường chui dưới dạ cầu Bến Cát, bốn nút giao thông quốc lộ 1A, trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện 48 tuyến đường và nâng cấp các đường Lê Đức Thọ, Dương Quảng Hàm, Trần Bình Trọng, Đặng Thúc Vịnh… bằng BTXM.

Theo các chuyên gia, với địa hình thấp thường xuyên bị ngập bởi triều cường như TP Hồ Chí Minh, việc xây dựng các tuyến đường bằng BTXM sẽ rất phù hợp. Thành phố kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thiết kế, quy trình thi công và nghiệm thu kết cấu mặt đường BTXM; hướng dẫn tiêu chí lựa chọn loại kết cấu mặt đường này; thí điểm đầu tư xây dựng các trục đường có thiết kế tải trọng cao để TP sớm triển khai gần 1600 tuyến đường nêu trên theo lộ trình đề ra.

Phát hành trái phiếu xi măng

Cũng phải nói cho công bằng, việc triển khai các tuyến đường GTNT quy mô nhỏ rất đơn giản bởi không cần thiết kế kỹ thuật, không cần máy móc phức tạp, khối lượng công việc không nhiều, việc xây dựng và giám sát đều do nhân dân tự làm. Nhưng với đường quốc lộ và tỉnh lộ thì quy mô lớn hơn, cấp đường thay đổi, việc xây dựng cần tuân theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế kỹ thuật, đòi hỏi quy trình công nghệ phù hợp, nguồn vốn xây dựng lớn. Thiếu vốn trong xây dựng hạ tầng nói riêng và hạ tầng giao thông nói chung là bài toán xưa cũ. Nhưng không phải vì lý do thiếu vốn mà chúng ta không làm bởi việc xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng giao thông bằng hình thức BOT, PPP, BT, thu hút các nguồn vốn tư nhân trong phát triển hạ tầng giao thông đã được thực hiện nhiều địa phương trên cả nước. Và trong xây dựng phát triển đường GT bằng BTXM, một trong những cơ chế huy động vốn được các nhà quản lý, các chuyên gia đề xuất đó là phát hành trái phiếu xi măng.

Theo ông Đỗ Văn Quốc- Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, để có thể sớm sử dụng xi măng trong hạ tầng giao thông thì đề án xây dựng đường BTXM phải cụ thể, chi tiết trên cơ sở danh mục từng tuyến đường. Từ đó, tính toán và đề xuất cơ chế phát hành trái phiếu sử dụng xi măng hợp lý. Phát hành trái phiếu với các tuyến quốc lộ thì chủ thể phát hành là Bộ Tài chính, với các tuyến đường địa phương thì nên để các địa phương đứng ra phát hành. Đối tượng mua trái phiếu là các doanh nghiệp và đại lý xi măng. Kỳ hạn trái phiếu nên có 2 loại là 3 năm và 5 năm.

Trái phiếu xi măng được phát hành để đơn vị mua xi măng trả cho đơn vị sản xuất và đơn vị sản xuất xi măng sẽ dùng trái phiếu này để vay vốn tái đầu tư sản xuất. Việc phát hành trái phiếu xi măng không chỉ giúp giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư mà còn huy động nguồn lực xi măng mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp vào xây dựng hạ tầng giao thông của đất nước.

Theo thống kê của Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), tỷ lệ mặt đường bằng BTXM hiện chiếm khoảng 19,88% tổng chiều dài mạng lưới đường bộ, 90% các tuyến đường bằng BTXM là đường GTNT.

Theo baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng