DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Đắk Lắk siết việc cấp phép khai thác khoáng sản

11/10/2024 - 09:18 CH

Thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã siết chặt công tác cấp phép, quản lý, kiểm soát khai thác khoáng sản. Từ năm 2016-2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp và trực tiếp kiểm tra hơn 140 đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản, xử phạt vi phạm hành chính nhiều đơn vị với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
 
doithuong247
Kiểm tra hàng trăm đơn vị khai thác khoáng sản, xử phạt hơn 6 tỷ đồng  

Tại văn bản số 3193/STNMT-VP ngày 27/8/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk  cho biết, theo quy định, tổ chức, cá nhân muốn được cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải thỏa mãn các điều kiện: Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch khoáng sản...; có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 71 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp còn hiệu lực. Trong đó, có 48 giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, 2 giấy phép khai thác sét sản xuất gạch, 21 giấy phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường. Hầu hết các mỏ khoáng sản được cấp trước ngày Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực.

Việc UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền, có sự phối hợp thống nhất giữa UBND các cấp và các ngành có liên quan. Do đó, đã chủ động trong việc xem xét thẩm định hồ sơ, giải quyết đúng trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cũng khẳng định, đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có khu vực nào được cấp phép quyền khai thác khoáng sản thông qua hình thức đấu giá. Nguyên nhân do thời điểm năm 2019, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt kế hoạch đấu giá khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2019. Theo đó, tỉnh Đắk Lắk đưa ra 16 khu vực đấu giá.

Cụ thể, 7 khu vực đá vật liệu xây dựng thông thường; sét sản xuất gạch, ngói 5 khu vực; cát làm vật liệu xây dựng thông thường 2 khu vực; đất cấp phổi để san lấp công trình 2 khu vực. Tuy nhiên, do Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá khoáng sản đang còn nhiều điểm bất cập so với Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Vì vậy, khi tiến hành triển khai thực hiện gặp khó khăn.

Mặt khác, các tổ chức tham gia đấu giá, sau khi trúng đấu giá phải thỏa thuận với chủ sử dụng đất để khai thác khoáng sản, nhưng việc thỏa thuận không thành, không thể triển khai dự án khai thác khoáng sản.

Đến ngày 23/9/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022.

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk đưa ra 48 khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, diện tích 304,61ha. Cụ thể, 22 khu vực đất san lấp; 13 khu vực sét gạch ngói; 12 khu vực đá làm vật liệu xây dựng thông thường; 1 khu vực than bùn.

Để tổ chức đấu giá 48 khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn nêu trên, ngày 27/12/2023, UBND tỉnh phê duyệt đề cương Dự toán kinh phí thực hiện đánh giá sơ bộ tiềm năng khoáng sản các vùng đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

VLXD.org (lược trích theo Nguoiduatin)

Thương hiệu vật liệu xây dựng